- Để viết một văn bản thuyết minh hay và hoàn chỉnh cần đòi hỏi rất nhiều những yếu tố kết hợp. Bài viết này VUIHOC sẽ soạn bài: Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận - Chân trời sáng tạo để cùng các em nắm được kiến thức trọng tâm và áp dụng được vào quá trình tự viết bài của bản thân.
- Soạn bài: Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận - Chân trời sáng tạo
- Mục lục bài viết
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
- 1.1 Câu 1 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 1.2 Câu 2 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 1.3 Câu 3 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 1.4 Câu 4 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 1.5 Câu 5 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 1.6 Câu 6 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 2.Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận: Thực hành theo quy trình
- 2.1 Chuẩn bị bài viết
- 2.2 Lập dàn ý
- 2.3 Viết bài
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
- 1.1 Câu 1 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Phương pháp giải:
- Đọc lại những văn bản thuộc phần Đọc ngữ liệu tham khảo (ở trang 24 - 25 trong SGK Ngữ Văn 11, tập một) , xác định những phần mở đầu, nội dung chính và kết thúc của bài viết. Từ đó rút ra câu trả lời của câu hỏi đã đáp ứng được những yêu cầu của bài thuyết minh hay không.
- Lời giải chi tiết:
- Từng phần mở đầu, nội dung chính hay kết thúc của bài viết đều được triển khai theo bố cục đầy đủ gồm 3 phần:
- Phần mở đầu: Giới thiệu được về đối tượng thuyết minh nón lá, giới thiệu về nhan đề của bài viết là quy trình làm một chiếc nón lá
- Phần nội dung chính: Thuyết minh về những công đoạn làm nên sản phẩm, giới thiệu về nguyên liệu làm ra sản phẩm và miêu tả những chi tiết trong thao tác của quy trình. Trong khi đó thuyết minh có lồng ghép thêm những yếu tố về biểu cảm, nghị luận.
- Phần kết thúc: Người viết sẽ đánh giá và nêu lên cảm nhận chung là đối tượng nón lá.
- → Như vậy, từ bố cục phía trên của văn bản, có thể thấy được văn bản trên đã có thể đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài thuyết minh.
- 1.2 Câu 2 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Phương pháp giải:
- Đọc lại phần [2a],[2b],[2c] về những công đoạn làm ra được sản phẩm, sau đó hãy xác định và chỉ ra trình tự sắp xếp dựa trên quy trình phù hợp. Sau đó nêu lên tác dụng của việc sắp xếp những nội dung thuyết minh dựa trên trình tự ấy.
- Lời giải chi tiết:
- Quy trình để làm ra một chiếc nón lá được sắp xếp dựa trên trình tự: Chọn nguyên liệu để làm nón lá → Dựng nên khuôn nón → Lợp lá cho nón → Chằm nón.
- Việc sắp xếp nội dung thuyết minh dựa theo trình tự đó giúp cho đoạn văn thuyết minh về chủ đề Quy trình làm một chiếc nón lá có sự liên kết giữa các đoạn và các ý trong bài với nhau. Tạo cho người đọc một dòng văn hết sức mạch lạc và trôi chảy. Đồng thời giúp cho phần thuyết minh với chủ đề cách làm nón lá trở nên thu hút độc giả, hấp dẫn độc giả muốn thấy được từng chi tiết một để tìm hiểu kỹ về đoạn văn.
- 1.3 Câu 3 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Phương pháp giải:
- Tìm và nêu một vài chi tiết cho thấy bài viết tham khảo có sử dụng tới yếu tố. Từ đó hãy nêu ra tác dụng của yếu tố miêu tả ở trong một bài thuyết minh với chủ đề quy trình hoạt động.
- Lời giải chi tiết:
- Trong một bài thuyết minh về chủ đề quy trình hoạt động, những yếu tố miêu tả đóng vai trò hết sức quan trọng. Yếu tố miêu tả sẽ giúp cho quy trình hoạt động đó được thuyết minh một cách cụ thể, gần gũi và dễ hiểu hơn rất nhiều.
- Một số chi tiết ở trong bài thuyết minh tham khảo có sử dụng các yếu tố miêu tả như sau:
- “...Chiếc nón lá bài thơ xứ Huế được tạo nên với hai lớp: lớp trong gồm hai mươi lá, lớp ngoài cùng gồm ba mươi lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa”
- “...Quai nón lá thường được làm bằng lụa, the, nhung… với các màu sắc như tím,hồng đào, xanh thiên lí,...càng làm tăng thêm nét duyên tươi thắm cho người đội nón”.
- 1.4 Câu 4 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Phương pháp giải:
- Cần xác định được một số chi tiết có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận với biểu cảm đan xen ở trong bài thuyết minh tham khảo. Từ những chi tiết đó, chỉ ra tác dụng của yếu tố nghị luận khi kết hợp với biểu cảm.
- Lời giải chi tiết:
- Trong bài thuyết minh tham khảo, một vài chi tiết có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận và biểu cảm được đan xen:
- “... Sau khi đã dựng được khuôn nón……đặc trưng và cũng là nét đẹp rất riêng”
- …..
- Như vậy, có thể thấy rằng việc đưa những chi tiết mang yếu tố nghị luận kết hợp với biểu cảm vào trong văn thuyết minh sẽ giúp cho bài thuyết minh thêm phần sống động, có hồn và gợi cảm, thu hút người đọc hơn; giúp cho bài thuyết minh vốn rất khô khan lại trở nên thú vị, hấp dẫn và kích thích độc giả phải đọc để tìm hiểu kỹ hơn nữa bài thuyết minh.
- 1.5 Câu 5 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Phương pháp giải:
- Tìm hiểu về khái niệm của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Xác định bài viết đó đã sử dụng loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gì, sau đó nêu lên tác dụng của phương tiện giao tiếp ấy.
- Lời giải chi tiết:
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đã được sử dụng trong bài viết đó là: cử chỉ và điệu bộ. Thông qua những hoạt động làm nón lá, lựa chọn ra những nguyên liệu làm nón lá để thuyết minh về chủ đề quy trình làm nón lá.
- 1
- Bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, bài thuyết minh sẽ trở nên ngắn gọn, súc tích và không gây sự nhàm chán cho người đọc. Đồng thời khiến những thông tin phức tạp và khó hiểu thành những thông tin dễ tiếp thu và tiếp cận. Từ đó bài thuyết minh sẽ trở nên logic và khoa học hơn.
- 1.6 Câu 6 trang 26 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Phương pháp giải:
- Áp dụng những kiến thức và vận dụng để đưa ra những lưu ý khi viết một bài thuyết minh về chủ đề một quy trình có sử dụng kết hợp một hoặc nhiều yếu tố như biểu cảm, miêu tả, nghị luận với nhau.
- Lời giải chi tiết:
- Những lưu ý khi viết bài thuyết minh về chủ đề một quy trình có sử dụng kết hợp giữa một hoặc nhiều yếu tố như biểu cảm, miêu tả, nghị luận với nhau
- Cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về quy trình, sau đó khiến những thông tin đó thành những chi tiết có sự kết hợp giữa một hoặc nhiều yếu tố như biểu cảm, miêu tả, nghị luận với nhau; áp dụng sau đó đưa vào bài thuyết minh của bản thân.
- Cần chọn lọc và sử dụng sao cho đúng những chi tiết với sử dụng những yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận. Không nhất thiết phải có các chi tiết quá rườm rà và dài dòng, để tránh làm bài thuyết minh về chủ đề một quy trình trở nên thật nhàm chán, phức tạp và thiếu logic.
- 2.Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận: Thực hành theo quy trình
- 2.1 Chuẩn bị bài viết
- Xác định đề tài và mục đích viết cùng với đối tượng người đọc
- Đề tài của bài thuyết minh về chủ đề quy trình/ đối tượng cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Là quy trình/ đối tượng mà bạn đã hiểu rõ để thuận lợi cho quá trình thuyết minh.
- Được rất nhiều người để ý và quan tâm.
- Có điểm riêng biệt và hấp dẫn.
- Xác định được mục đích viết và đối tượng người đọc bằng cách trả lời những câu hỏi như:
- Văn bản đó được viết ra với mục đích gì?
- Người đọc văn bản đó là những ai?
- Thu thập các tư liệu
- Phạm vi để lựa chọn của bạn cần giới hạn với một nội dung.
- Ví dụ: bạn có thể lựa chọn chủ đề thuyết minh về một quy trình chế biến bánh trung thu.
- Sau khi đã chọn được đối tượng/ quy trình hoạt động để thuyết minh, bạn hãy vận dụng những kỹ năng thu thập tư liệu đã được giới thiệu trong những lớp trước để làm thao tác này.
- 2.2 Lập dàn ý
- Tìm ý:
- Bạn hãy quan sát và tiếp cận trực tiếp với đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần phải thuyết minh, kết hợp với việc thu thập những thông tin trên tạp chí, sách, báo hoặc những phương tiện truyền thông. Chẳng hạn như thuyết minh về quy trình để làm ra bánh trung thu, bạn có thể tìm ý dựa trên những vấn đề gợi ý sau:
- Lịch sử ra đời của chiếc bánh trung thu
- Nguyên liệu để làm bánh
- Các bước để làm bánh
- Yêu cầu về thành phẩm
- Ý nghĩa của chiếc bánh trung thu đối với đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.
- Lập dàn ý:
- Sắp xếp những ý vừa tìm được theo một trình tự hợp lí. Cụ thể đó là:
- Mở bài: Giới thiệu về quy trình/ đối tượng và lí do thuyết minh về chủ đề này.
- Thân bài:
- Khái quát về đối tượng/ quy trình cần phải thuyết minh
- Trình bày về những chi tiết cụ thể của đối tượng hoặc các bước/ công đoạn trong một quy trình (nguyên liệu để thực hiện, những bước tiến hành, yêu cầu về thành phẩm và ý nghĩa…)
- Miêu tả thật chi tiết một số đặc điểm, một số công đoạn độc đáo và đặc sắc hoặc lồng ghép giữa những nhận xét, đánh giá và bày tỏ cảm xúc.
- Kết bài: Đánh giá về đối tượng/ quy trình vừa được thuyết minh.
- https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-viet-van-ban-thuyet-minh-co-long-ghep-mot-hay-nhieu-yeu-to-nhu-mieu-ta-tu-su-bieu-cam-nghi-luan-chan-troi-sang-tao-2207.html