Re: Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và

From Anonymous, 6 Months ago, written in Plain Text, viewed 108 times. This paste is a reply to Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngô from Anonymous - view diff
URL https://paste.intergen.online/view/e3b348cc Embed
Download Paste or View Raw
  1.  
  2. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai hình thức chính của việc truyền đạt thông tin và giao tiếp trong ngôn ngữ.Nhằm giúp các em học sinh nắm được bài học một cách dễ dàng hơn, trong bài viết dưới đây, VUIHOC sẽ hướng dẫn soạn bài thực hành tiếng việt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
  3. Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết sách cánh diều
  4.  
  5. Câu 1 trang 90 SGK văn 11/1 Cánh diều
  6. Với đoạn trích a) ta dễ dàng nhận ra đây là ngôn ngữ sử dụng trong lời nói giao tiếp hằng ngày của những người dân thôn quê Việt Nam thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Một số đặc điểm dễ nhận biết đó là ngôn ngữ phổ biến tự nhiên trong đời sống hằng ngày. Ví dụ như Chí Phèo gọi Bá Kiến là “mày”, Bá Kiến gọi Chí Phèo là “anh”. Một số cụm từ dân dã trong đời sống hằng ngày như “bố con nhà mày”, “chưa biết chừng”,v.v. Những câu nói, cụm từ này không có sự trau truốt lựa chọn mà trực tiếp bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của nhân vật.
  7. Với đoạn trích b), ngôn ngữ được sử dụng có ngữ điệu thấp và chậm, toát lên vẻ lịch sự giữa hai nhân vật. Cách sử dụng ngôn ngữ giữa hai nhân vật cũng có sự trau truốt và đơn giản, bình dị đời thường. Trong đoạn trích này, hai nhân vật xưng hô là “cậu” và “tôi” thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, các từ “vâng” và “thưa ngài” được sử dụng cho thấy có sự phân cấp về địa vị giữa hai nhân vật.
  8.  
  9. Có thể thấy, tuy đều là phong cách ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày, nhưng với đoạn trích a) thì ta thấy một sự bộc trực, dân dã và có phần sỗ sàng nhiều hơn. Ngược lai, đoạn trích b lại thể hiện cuộc trò chuyện lịch sự nhã nhặn và đầy sự tôn kính tôn trọng giữa các nhận vật. Như vậy, tùy vào địa vị, hoàn cảnh, ngữ cảnh mà ngôn ngữ nói có thể biểu hiện dưới các hình thái phong cách khác nhau.
  10.  
  11. Câu 2 trang 90 SGK văn 11/1 Cánh diều
  12. Đoạn trích a) thể hiện bằng ngôn ngữ viết, có sự chọn lọc, trau truốt câu văn, và đặc biệt là rất ngắn gọn súc tích giúp đem lại lượng thông tin cao. Từ ngữ được sử dụng là những từ đơn giản và đại chúng, đem lại cảm giác trang trọng lịch sự, không có sự bay bổng hoa mỹ. Ngoài ra, bố cục và cấu trúc văn bản cũng sẽ ràng và mạch lạc hơn so với ngôn ngữ nói. Vì vậy, người đọc nên dành thời gian đọc kỹ nhiều lần phân tích nghiền ngẫm, qua đó thực sự nắm được ý nghĩa và nội hàm mà tác giả gửi gắm trong văn bản.
  13. Với đoạn trích b), ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ nói nhưng có tính uyển chuyển hơn. Sự uyển chuyển được thể hiện qua các từ ngữ hoa mỹ như: “mơn mởn đào tơ”, “lộng lẫy”, “trinh nữ thẹn thùng”, v.v. Những từ ngữ và câu văn này đem lại sự đa dạng màu sắc cho câu văn, khiến chúng trở nên bay bổng hoa mỹ hơn. Ngoài ra, đoạn trích cũng thể hiện sự trau truốt trong câu từ, cấu trúc đoạn mạch lạc rõ ràng.
  14.  
  15. Tuy hai đoạn trích đều là ngôn ngữ viết nhưng phong cách thể hiện của chúng lại vô cùng khác biệt. Đoạn trích a) có sự cô đặc xúc tích, từ ngữ đơn giản không khoa trương, luôn nói một cách khách quan ít chứa đựng cảm xúc cá nhân và cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng. Hình thức này thường được sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản khoa học, các văn bản cần có sự uy nghiêm trang trọng. Trong khi đó, đoạn trích b) lại sử dụng rất nhiều từ ngữ đẹp đẽ, mỹ miều. Cách viết này giúp văn bản trở nên mềm mại hơn, hấp dẫn hơn, ẩn chứa nhiều cảm xúc cảm nghĩ của người viết và đậm chất trữ tình của người thi sĩ. Hình thức này thường được sử dụng để soạn thảo các tác phẩm văn thơ có tính nghệ thuật, có nhiều tâm tư tình cảm để phục vụ đời sống tinh thần cho người đoc.
  16.  
  17. Câu 3 trang 91 SGK văn 11/1 Cánh diều
  18. Với đoạn trích a:
  19. Tình huống truyện: Chí Phèo cầm dao sang nhà Bá Kiến đòi giết lão.
  20.  
  21. Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích: Ngôn ngữ giao tiếp giữa Chí Phèo và Bá Kiến là ngôn ngữ hàng ngày được sử dụng trong giao tiếp của những người dân quê trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Những câu nói và từ ngữ này không được lựa chọn cẩn thận hay gọt giũa mà được thể hiện bộc trực, tự nhiên. Nhờ đó mà nó thể hiện trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Đồng thời, ngôn ngữ nói này cũng thể hiện sự mộc mạc giản dị trong đời sống xã hội lúc bấy giờ.
  22.  
  23. Cách sử dụng ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện tác giả là người cực kỳ am hiểu về văn hóa và đời sống của con người vùng thôn quê Việt Nam trong xã hội xưa.
  24.  
  25. Với đoạn trích b:
  26. Tình huống truyện: Hai nhân vật Thầy thơ và viên cai ngục đang trò chuyện với nhau về nhân vật Huấn Cao (đoạn trích tác phẩm chữ người tử tù).
  27.  
  28. Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích: Thầy thơ xưng "Dạ, bẩm" với viên cai ngục. Từ ngữ sử dụng đều vô cùng nhã nhặn. Đây là ngôn ngữ trang nghiêm và lịch sự nhưng đậm chất cổ xưa, được sử dụng trong thời kỳ phong kiến Việt Nam.
  29.  
  30. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa.
  31.  
  32. Có thể thấy, để có thể sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết hợp lý và chính xác, hiểu biết và trải nghiệm của bản thân người viết là vô cùng quan trọng. Phải hiểu được cái nét riêng, cái đặc biệt trong ngôn ngữ nói/viết của từng thời kỳ giai đoạn thì mới viết ra những câu văn hợp tình hợp lý. Sử dụng sai ngôn từ có thể khiến người đọc cảm thấy không phù hợp và làm giảm giá trị nghệ thuật của văn bản. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về ngôn ngữ nói / viết của từng hoàn cảnh cụ thể trước khi sử dụng để có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
  33.  
  34. Câu 4 trang 92 SGK văn 11/1 Cánh diều
  35. Câu a):
  36. Bản chất lỗi sai trong câu này đó là sử dụng ngôn ngữ nói trong văn viết. Từ “thì” không có vai trò đóng góp ý nghĩa trong câu và không nên xuất hiện ở vị trí mở đầu câu trong ngôn ngữ viết. Thêm nữa, từ “coi như là” thể hiện sự cảm tính, nặng suy nghĩ cá nhân. Cụm từ này chỉ nên thể hiện trong văn nói, trong khi văn viết cần có sự trau truốt cẩn thận và thông tin chắc chắc hơn.
  37.  
  38. Câu văn sửa lại là: Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả thông điệp về bức tranh xã hội đầy rẫy những tiêu cực thời bất giờ.
  39.  
  40. Câu b):
  41.  
  42. Câu văn này sử dụng ngôn ngữ nói không phù hợp. Cụm từ “thì cũng hơi bị ngạc nhiên đấy ạ” khiến câu văn trở nên lủng củng và không mạch lạc thoát ý. Có thể sửa lại câu văn bằng cách lược bỏ cụm từ nêu trên.
  43.  
  44. Câu văn sửa lại là: Trời ơi, một người đàn bà có ngoại hình xấu xí như thị Nở mà Chí Phèo cũng yêu điên cuồng đến như vậy.
  45.  
  46. Câu c):
  47.  
  48. Bản chất lỗi sai trong câu này đó là sử dụng ngôn ngữ nói trong văn viết. Các từ “rất chất” và “cực kỳ luôn” là những câu cảm thán, thể hiện cảm xúc cá nhân một cách trực tiếp. Những từ này chỉ nên sử dụng trong ngôn ngữ nói thay vì ngôn ngữ viết. Bởi lẽ ngôn ngữ viết yêu cầu sự trau truốt cao hơn.
  49.  
  50. Câu văn sửa lại là: Chí Phèo là một tác phẩm rất hay đã làm độc giả yêu thích.
  51.  
  52. Câu d):
  53.  
  54. Bản chất lỗi sai trong câu này đó là sử dụng ngôn ngữ nói trong văn viết. Các từ “như vậy” và “cực kỳ” không phù hợp trong văn bản. Chúng là những từ ngữ dân dã trong câu nói hằng ngày và nên được sử dụng trong văn nói thay vì văn viết.
  55.  
  56. Câu văn sửa lại là: Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương.
  57.  
  58. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-ngon-ngu-noi-va-ngon-ngu-viet-canh-dieu-2347.html

Reply to "Re: Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và"

Here you can reply to the paste above