Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái sách

From Anonymous, 4 Months ago, written in Plain Text, viewed 64 times.
URL https://paste.intergen.online/view/b8f7cb5e Embed
Download Paste or View Raw
  1. Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái sách cánh diều 11
  2.  
  3. Tạ Quang Bửu (1910–1986) là vị giáo sư, nhà khoa tài năng, là một trong những nhà trí thức lỗi lạc và tài giỏi của Việt Nam. Nhằm giúp các em học sinh nắm được bài học một cách dễ dàng hơn, trong bài viết dưới đây, VUIHOC sẽ trình bày những nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái một cách đầy đủ và chính xác nhất.
  4.  
  5. Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái: Chuẩn bị
  6. 1.1 Thông tin về Giáo sư Tạ Quang Bửu
  7. Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 - 1986) là một nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam. Ông là một trong những nhà tri thức tài giỏi của nước ta thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Giáo sư Bửu đã cống hiến rất nhiều cho cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những đóng góp của ông chủ yếu ở hai lĩnh vực khoa học quân sự và giáo dục. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Đại học & Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đồng thời, ông cũng từng đảm nhiệm chức danh đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (1946 - 1981).
  8. 1.2 Chuẩn bị tư liệu về một người có phẩm chất cao đẹp
  9. Một số cuốn sách về những nhân vật có phẩm chất cao đẹp tiêu biểu như:
  10.  
  11. Bác hồ kính yêu - nhiều tác giả
  12. Cuốn sách thể hiện tình yêu thương, sự đời đời ghi nhớ công ơn trời biển của toàn thể nhân dân, thiếu niên nhi đồng đối với Bác Hồ vĩ đại.
  13.  
  14. Tôi đi học (Nguyễn Ngọc Ký)
  15. Đây là cuốn sách gồm 39 chương nhật ký mà thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký kể lại về tuổi thơ bất hạnh nhưng nỗ lực cố gắng vươn lên trên con đường học tập. Cuốn sách đã truyền động lực cho rất nhiều bạn đọc.
  16.  
  17. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Hùng Huyền Thoại (Nguyễn Hòa, TS. Lê Trung Kiên)
  18. Sách được chắp bút bởi TS Lê Trung Kiên-Nguyễn Hòa. Đây là tác phẩm kể về cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người luôn nêu cao tấm gương sáng về tinh thần cách mạng, sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, quyết chiến và quyết thắng để đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.
  19. 1.3 Các bài viết của nhà báo Hàm Châu
  20. Nhà báo, nhà văn Hàm Châu là một cây bút chuyên vinh danh những tinh hoa Việt Nam đương đại. Trong gần 60 năm cầm bút, ông đã viết trên 2600 bài báo, trên 10 đầu sách và chưa kể những tác phẩm viết chung bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp.
  21.  
  22. Những tựa sách hay của ông có thể kể đến như:
  23.  
  24. Hiếu học và tài năng (1996),
  25.  
  26. Người trí thức quê hương (2002, 2005),
  27.  
  28. Trái tim trong tuyết trắng ((2004),
  29.  
  30. Gương hiếu học và tài năng trẻ (2005),
  31.  
  32. Đất Việt cuối trời xa (2007),
  33.  
  34. Ngô Bảo Châu – một “Nobel toán học” (2010),
  35.  
  36. Những chân trời của tài năng (2012) Vietnamese Culture-Frequently Asked Questions (Anh-Việt, 2004),
  37.  
  38. The Cuisine of Vietnam Nourishing a Culture (tiếng Anh, 2006), Vietnamese Intelligentsia: Typycal Figures (Tiếng Anh, 2011),
  39.  
  40. Scientifique vietnamiens-générations 1945-2000 (Tiếng Pháp, 2011),
  41.  
  42. Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại – một số chân dung, dày 1.218 trang khổ lớn (NXB Trẻ – 2014),
  43.  
  44. Ánh sáng nhân văn trong thế giới các nhà vật lý, ký sự văn học (NXB Thế giới – 2016).
  45.  
  46. Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái: Đọc hiểu
  47. 2.1 Câu 1 trang 107 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  48. Phần mở đầu là phần đặt vấn đề, nêu lên nhận định để qua đó thảo luận ở các phần sau của văn bản. Nhận định được nêu lên ở đây là “Tạ Quang Bửu là một Lê Quý Đôn thời nay”. Nhận định này được đưa ra bởi một bộ phận nhân dân và chỉ thông qua truyền miệng. Tính chính xác của nhận định này do đó vẫn là một dấu hỏi lớn. Bởi vậy, nhà báo Hàm Châu, bằng các lý lẽ và bằng chứng cụ thể sẽ bàn luận về tính chính xác của nhận định trên thông qua phần sau của văn bản.
  49. 2.2 Câu 2 trang 108 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  50. Giáo sư Tạ Quang Bửu là một nhân vật đa tài bởi ông thông thạo không chỉ một mà nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực mà giáo sư tham gia được liệt kê trong tác phẩm là:
  51.  
  52. Toán học
  53.  
  54. Thể thao: chạy nhanh, nhảy cao, nhảy xa, bơi lội, bóng bàn, đấm bốc, đá bóng
  55.  
  56. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc: hát bản Tụng Ca Niềm Vui, nhận xét bản thảo cuốn Lịch sử kiến trúc thế giới
  57.  
  58. Ngoại ngữ: hát bằng tiếng Đức
  59.  
  60. Sở dĩ giáo sư Bửu thông thạo nhiều lĩnh vực như vậy vì ông học để biết chứ không phải học để thi. Chính sự ham muốn học hỏi đó giúp ông có động lực để chinh phục nhiều lĩnh vực khác nhau mà vẫn tìm thấy niềm vui trong chúng. Sự đam mê và học hỏi thật tâm cũng là điều mà phần lớn mọi người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay đang thiếu.
  61.  
  62. 2.3 Câu 3 trang 108 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  63. Giáo sư Tạ Quang Bửu học chữ Hán để có thể hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa phương Đông. Có thể thấy, ông không học vì bị ép buộc mà học để phục vụ cho bản thân. Ông cảm thấy công việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu ông có vốn kiến thức về chữ Hán, và do đó ông học chúng. Ông học vì ông muốn biết, muốn nâng cao bản thân và nâng cao hiệu quả công việc. Đây là tấm gương quý báu để các bạn trẻ học hỏi và noi theo, tránh việc học chỉ để đối phó, học chỉ để thi cử.
  64.  
  65. 2.4 Câu 4 trang 109 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  66. Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc vì thấy Tạ Quang Bửu dù bận rộn trăm công nghìn việc nhưng vẫn luôn dành thời gian đọc sách.
  67.  
  68. 2.5 Câu 5 trang 110 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  69. Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki một lần nữa tái khẳng định trí thông minh của giáo sư Tạ Quang Bửu. Đối với những người dân Việt Nam thì sự nổi tiếng và trí thông minh của giáo sư Bửu hẳn đã không còn xa lạ. Bỏi ở thời điểm đó, họ ít nhiều đã được chiêm ngưỡng những thành quả sáng tạo mà giáo sư tạo ra. Tuy nhiên thời kỳ đó Việt Nam ta còn thua kém rất nhiều so với thế giới. Vì vậy, ý kiến của Chom-xki như đại diện cho quốc tế công nhận trí tuệ vượt trội của giáo sư Bửu.
  70.  
  71. 2.6 Câu 6 trang 110 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  72. Một số bằng chứng về năng lực ngoại ngữ của giáo sư Bửu được chỉ ra trong văn bản như:
  73.  
  74. Giáo sư Bửu học ba tháng đã đọc được tiếng Nga sau đó ngài còn có thể dịch ngay ra tiếng Pháp.
  75. Giáo sư thuyết trình bằng tiếng Ba Lan về một nghiên cứu toán học cho thầy giáo dạy toán ở các trường đại học Hà Nội.
  76. Giáo sư giúp Bác soạn những bức công hàm gửi bằng Tiếng Anh.
  77. Giáo sư hát bản Tụng Ca Niềm Vui bằng tiếng Đức
  78. 2.7 Câu 7 trang 110 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  79. Phần 2 của văn bản kể về những giây phút cuối đời của giáo sư Tạ Quang Bửu. Giáo sư đã làm việc chăm chỉ, soạn thảo nhiều cuốn sách quan trọng. Trong cuốn sách “Sống”, giáo sư vẫn luôn trăn trở “làm gì trong lúc sống”. Dù làm việc chăm chỉ nhưng giáo sư dường như vẫn cảm thấy cần phải cống hiến nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn cho khoa học và đất nước. Cuối cùng giáo sư đã ra đi vào một ngày tháng 8 năm 1986, “để lại những bài viết dở dang, những bản thảo chưa in”. Sự ra đi của giáo sư là một tổn thất lớn cho đất nước và để lại nỗi tiếc thương cho rất nhiều người dân Việt Nam.
  80.  
  81. 2.8 Câu 8 trang 111 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  82. Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng thể hiện sự tôn trọng, cũng như một lần nữa khẳng định Tạ Quang Bửu là một nhà thông thái, sống hết mình và nhận được yêu quý, kính trọng của nhiều người.
  83.  
  84. Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái: Câu hỏi cuối bài
  85. 3.1 Câu 1 trang 112 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  86. Đề tài của văn bản: Quan điểm, nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu.
  87. Để thể hiện đề tài này, tác giả Hàm Châu đã chia văn bản thành bố cục gồm 2 phần:
  88.  
  89. Phần 1: Nói về nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu
  90. Phần 2: Những giá trị tốt đẹp được gìn giữ và phát huy đến tận ngày nay của Tạ Quang Bửu
  91. 3.2 Câu 2 trang 112 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  92. Tác giả Hàm Châu đã nêu lên những nhân vật liên quan đến Tạ Quảng Bửu:
  93.  
  94. Nô-am Chom-xki - nhà Ngôn ngữ - Toán học người Mỹ. Ông được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX".
  95. Ông Nguyễn Xuân Huy - Đồng nghiệp từng công tác cùng đơn vị với Tạ Quang Bửu.
  96. Mi-ku-xin-xki - Nhà toán học người Nga.
  97. Nguyễn Xiển - Nhà hoạt động chính trị. Ông còn là người thầy dạy Toán kì cựu.
  98. Giáo sư Lê Văn Thiêm - Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam. Ông cùng với Tạ Quang Bửu là một trong số các nhà khoa học tiêu biết nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
  99. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Đình Diệu.
  100. Có thể thấy, các nhân vật được nhà báo Hàm Châu trích dẫn có đặc điểm chung đều là những nhà tri thức lỗi lạc của Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ. Điều này trước hết có tác dụng là những bằng chứng đáng tin cậy giúp tăng tính xác thực của những luận điểm, nhận định được đưa ra trong văn bản. Điều thứ hai, sự có mặt của những nhân vật này cũng cho thấy trí thông minh của giáo sư Bửu đã được đông đảo mọi người trong và ngoài nước thừa nhận.
  101.  
  102. 3.3 Câu 3 trang 112 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  103. Văn bản tập trung làm sáng tỏ luận điểm giáo sư Tạ Quang Bửu là một người tài giỏi thông thái, là một “Lê Quý Đôn thời nay”. Để chứng minh luận điểm trên, tác giả Hàm Châu đã liệt kê rất nhiều những câu chuyện về sự đa tài, chăm chỉ và ham học hỏi của Tạ Quang Bửu. Bên cạnh đó, nhà báo Hàm Châu cũng trích dẫn và kể lại những nhận xét của các nhà tri thức thời bấy giờ về Tạ Quang Bửu, qua đó làm căn cứ để chứng minh vấn đề. Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về vấn đề được đề cập. Nhằm tăng tính khách quan, thuyết phục người đọc tin vào vấn đề mà tác giả đề cập đến.
  104.  
  105. 3.4 Câu 4 trang 112 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  106. Thái độ, tình cảm của tác giả Hàm Châu thể hiện trong văn bản qua một số câu văn sau:
  107.  
  108. Trong văn bản, tác giả Hàm Châu gọi giáo sư Tạ Quang Bửu là “nhà thông thái của chúng ta…”. Điều này thể hiện sự kính trọng của ông với bậc hiền tài.
  109. “Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc”. Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh bằng từ “ngừng làm việc” thay cho từ “đổ bệnh”. Điều này cho thấy giáo sư Bửu là người mà tác giả hết mực yêu thương.
  110. Có thể thấy, nhà báo Hàm Châu bày tỏ lòng tôn kính với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những giá trị tốt đẹp và những thành tựu mà Giáo sư để lại. Đồng thời thể hiện niềm tiếc thương vô bờ bến trước sự ra đi của một nhà khoa học lỗi lạc đáng quý.
  111.  
  112. 3.5 Câu 5 trang 112 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  113. Văn bản đã đem lại cho em nhiều thông tin quý báu và nhận thức đúng đắn về lối sống, cống hiến và phong cách làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Ông không ngừng nỗ lực, cố gắng từng ngày, dốc hết sức lực của mình để tạo ra những bài học, những giá trị thiêng liêng cho đất nước cũng như cho các thế hệ sau. Văn bản trên để lại trong em hai bài học sâu sắc. Đầu tiên là cần phải học cho bản thân thay vì học để thi. Rõ ràng nếu chỉ học để thi thì tất cả kiến thức sẽ bị lãng quên sau đó. Nhưng khi học vì đam mê, học vì khao khát muốn biết, học cho bản thân thì những kiến thức ý sẽ được vận dụng và trở thành những giá trị có ích cho cá nhân và cộng đồng. Bài học thứ hai là nên đọc sách mỗi ngày. Giáo sư Bửu dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian đọc sách. Sách đem lại cho ta rất nhiều tri thức và bài học quý giá. Vì vậy, đọc sách mỗi ngày có thể giúp nâng cao kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân.
  114.  
  115. Con người Việt Nam nổi tiếng với một số phẩm chất quý báu như yêu nước, liêm khiết, trung thực, cần cù chăm chỉ, tinh thần đoàn kết tốt, kỉ luật tốt, ham học hỏi,.. Ví dụ điển hình, nổi bật nhất cho những đức tính trên chắc chắn không ai khác ngoài vị cha già kính yêu của dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính bởi phong cách sống cao đẹp mà cho đến tận ngày nay, mọi người vẫn tổ chức các phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chủ tịch luôn sống giản dị, liêm khiết, gần gũi với nhân dân. Suốt cả cuộc đời, không lúc nào trái tim của người không hướng về đất nước, về nhân dân. Bác Hồ đã dành cả thanh xuân, từ bỏ cả tình yêu đôi lứa để quyết ra đi tìm đường cứu nước. Bác lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu chống lại kẻ thù. Để rồi cuối cùng người ra đi để lại muôn vàn thương tiếc với đồng bào Việt Nam và cả Thế giới. Dù vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho bao thế hệ đời sau những hành trang quý giá để vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
  116.  
  117. 3.6 Câu 6 trang 112 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  118. Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học tài năng, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học và kỹ thuật quân sự Việt Nam. Ông là một trong những nhà trí thức lỗi lạc và tài giỏi của Việt Nam thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Giáo sư đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà. Đồng thời, giáo sư Bửu cũng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Ông còn là một con người đa tài, từ khả năng toán học đến nghệ thuật, khả năng ngoài ngữ đánh nể cũng như tinh thần thể thao mãnh liệt. Ngoài ra, ông cũng có tinh thần tự học cao và đáng nể phục. Ông luôn học cho bản thân, học vì ham muốn khám phá. Dù bận rộn rất nhiều công viêc thì ông vẫn luôn dành thời gian đọc sách và tìm hiểu thêm. Điều này khiến vốn hiểu biết của ông rộng hơn hầu hết mọi người. Dù sự ra đi của ông có phần đột ngột và để lại nhiều mất mát, nhưng những tài năng và thành quả mà ông để lại vẫn sẽ là một tấm gương sáng để người đời sau noi theo học hỏi.
  119.  
  120. https://vuihoc.vn/tin/thtp-soan-bai-ta-quang-buu-nguoi-thay-thong-thai-sach-canh-dieu-11-2380.html

Reply to "Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái sách"

Here you can reply to the paste above