Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh Văn 12 + Văn 11 cánh di

From Anonymous, 7 Months ago, written in Plain Text, viewed 92 times.
URL https://paste.intergen.online/view/b5bf714a Embed
Download Paste or View Raw
  1. Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. Bài viết dưới đây, VUIHOC đã soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh và trả lời câu hỏi đọc hiểu nhằm giúp các em học sinh nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.
  2.  
  3. Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh Văn 12 + Văn 11 cánh diều
  4.  
  5. Soạn bài Sóng: Tác giả Xuân Quỳnh
  6. 1.1 Cuộc đời
  7. Xuân Quỳnh có tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, Hà Nội). Bà được sinh ra trong một gia đình làm công chức. Tuy vậy, mẹ mất sớm, bố lại thường xuyên công tác xa gia đình nên Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
  8. ⇒ Có lẽ chính điều này đã tác động mạnh mẽ đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát mái ấm gia đình.
  9.  
  10. Soạn bài sóng - tác giả Xuân Quỳnh
  11.  
  12. Xuân Quỳnh được biết đến là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, bà được mệnh danh là bà hoàng của thi ca và tình yêu.
  13. Tháng 2 năm 1955, bà được tuyển vào và đào tạo thành diễn viên múa tại Đoàn Văn công nhân dân Trung ương.
  14. Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, trong sáng, bình dị của đời sống gia đình và trong cuộc sống hàng ngày. Đến với thơ Xuân Quỳnh, ta có thể lắng nghe được tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa tươi tắn, hồn nhiên, lại vừa đằm thắm, chân thành và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Trong những tác phẩm của mình, bà luôn bộc lộ niềm khát khao về tình yêu, sự trân trọng, nâng niu hạnh phúc. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vừa hồn nhiên, thiết tha, say đắm, vừa nồng nhiệt, táo bạo.
  15. Năm 2001, Xuân Quỳnh được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật.
  16. 1.2 Tác phẩm tiêu biểu
  17.  
  18. Một số tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh để lại cho nền văn học nước nhà: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào, cát trắng (1974), Bầu trời trong quả trứng (1982), Sân ga chiều em đi (1984), Bến tàu trong thành phố (1984), Tự hát (1984), Truyện Lưu Nguyễn (1985), Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994),…
  19. Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...
  20. ⇒ Qua các tác phẩm nhà thơ Xuân Quỳnh để lại cho nền văn học nước nhà, có thể nói bà là một trong những cây bút tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kì hiện đại. Từ những rung động trong tình yêu hay những suy tư về cuộc sống của Xuân Quỳnh đã, đang và sẽ mãi gắn bó và lưu giữ trong lòng nhiều thế hệ độc giả yêu quý bà.
  21.  
  22. Soạn bài Sóng: Phần tác phẩm
  23. 2.1 Hoàn cảnh sáng tác
  24. Bài thơ “Sóng” được ra đời năm 1967. Tác phẩm được Xuân Quỳnh viết trong một chuyến đi thực tế của nữ thi sĩ đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Khi đứng trước bờ biển rộng lớn, mênh mông cùng với những con sóng ào ạt xô vào bờ, trong lòng bà gợi lên nhiều cảm xúc suy tư, trăn trở. Từ đó là nguồn cảm hứng để bà sáng tác “Sóng”, đây là một bài thơ hay và đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Vào năm 1968 ,bài thơ "Sóng" được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
  25. 2.2 Bố cục và thể thơ
  26. Bài thơ bao gồm 4 phần:
  27.  
  28. Phần 1. Hai khổ thơ đầu: Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng.
  29. Phần 2. Hai khổ tiếp theo: Suy nghĩ nguồn gốc của tình yêu.
  30. Phần 3. Ba khổ thơ tiếp theo: Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu.
  31. Phần 4. còn lại: Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt.
  32. 2.3 Ý nghĩa nhan đề “ Sóng”
  33. Sóng là hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ. Đây là hình ảnh ẩn dụ nhằm gợi tả tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trong nhân vật trữ tình. Bài thơ được viết với sự kết cấu dựa trên cơ sở nhận thức của sự tương đồng và hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình “Sóng” và “em”, hai hình tượng này tuy hai mà một, có lúc tách rời ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.
  34.  
  35. Xuân Quỳnh đã thành công khi mượn hình ảnh “ con sóng” để thể hiện cảm xúc, cung bậc tình cảm trong tâm hồn, trái tim người con gái khi yêu với những bản tính vốn có: sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất, hòa hợp.
  36.  
  37. ⇒ Qua nhan đề, tác giả đã cho thấy hình tượng trung tâm của tác phẩm cùng với những ý nghĩa được gửi gắm trong đó.
  38.  
  39. Soạn bài Sóng: Hướng dẫn trả lời câu hỏi
  40. Câu 1: Trang 156 sgk ngữ văn 12 tập 1
  41. “Anh chị có nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?”
  42. Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ:
  43.  
  44. Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: lúc thì dữ dội, ồn ào, lúc lại thì thầm, sâu lắng, dịu êm, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…
  45. Nhịp điệu của những con sóng trên biển chính là những con sóng trong lòng người phụ nữ đang yêu tràn đầy xúc cảm.
  46. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố:
  47.  
  48. Thể thơ năm chữ ngắn gọn
  49. Những câu thơ liền mạch cùng cách ngắt nhịp linh hoạt phóng túng.
  50. Các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần thơ: vần chân, vần cách, gợi liên tưởng hình ảnh các lớp sóng nối đuổi nhau.
  51. Phương thức tổ chức ngôn từ và hình ảnh, sử dụng những đối sánh liên tiếp phân thành hai cực ("dữ dội" – "dịu êm", "ồn ào" – "lặng lẽ", "sông" – "biển", "ngày xưa" – "ngày sau", "lòng sâu" – "mặt nước", "ngày" – "đêm", "xuôi" – "ngược", "phương Bắc" – "phương Nam", "dài" – "rộng") ⇒ tạo nhịp sóng xô ra – vào của con sóng biển cũng chính là sóng lòng.
  52. Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển
  53. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-song-xuan-quynh-ngu-van-12-1808.html

Reply to "Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh Văn 12 + Văn 11 cánh di"

Here you can reply to the paste above