Soạn bài Tấm lòng người mẹ sách cánh diều

From Anonymous, 4 Months ago, written in Plain Text, viewed 58 times.
URL https://paste.intergen.online/view/b1be5c45 Embed
Download Paste or View Raw
  1.  
  2.  
  3. Tác phẩm “Tấm lòng người mẹ” không chỉ thể hiện tình yêu thương vô điều kiện của một người mẹ, mà còn là một thông điệp sâu sắc về lòng nhân ái và sự hy sinh cho người thân yêu. Dưới đây, VUIHOC sẽ giới thiệu với các em bài soạn Tấm lòng người mẹ sách cánh diều nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm tuyệt vời này.
  4.  
  5. Soạn bài Tấm lòng người mẹ sách cánh diều: Tác giả và tác phẩm
  6. 1.1 Tác giả Vích-to Huy-go
  7. a. Cuộc đời:
  8.  
  9. Vích-to Huy-gô (Victor Hugo): sinh năm 1802, mất năm 1885, ông là một thiên tài nở sớm. Ông được biết đến là một nhà văn, thi sĩ, hay một nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Đồng thời, ông cũng là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
  10. Mặc dù phải trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả và giằng xé trong tình cảm do cha mẹ có mâu thuẫn. Nhưng với trí thông minh cùng năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là “thần đồng”, Huy-gô tận dụng được kho sách quý báu cùng với sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như ấn tượng mãnh liệt từ hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác.
  11. Huy- gô là một người suốt đời có những hoạt động xã hội chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại
  12. Sự nghiệp sáng tác của Huy-gô từ thời thanh xuân cho tới khi mất đều gắn với thế kỉ XIX - đó là một thế kỉ đầy bão tố cách mạng. Ông chễm chệ chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp.
  13. Năm 1985, vào đúng dịp một trăm năm ngày mất của ông, toàn thế giới đã làm lễ kỷ niệm Huy-gô - Danh nhân văn hóa của nhân loại
  14. b. Phong cách nghệ thuật:
  15.  
  16. Sự kết hợp giữa mỹ học lãng mạn với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ của V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó chính là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và là của sự tiến bộ vô tận của con người. Đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong các tác phẩm của ông.
  17. Một số tác phẩm của Vích-to Huy-gô:
  18. Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874)...
  19. Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)...
  20. 1.2 Tác phẩm tấm lòng người mẹ
  21.  
  22. a. Thể loại: Đoạn trích Tấm lòng người mẹ Vích-to Huy-gô của thuộc thể loại truyện ngắn.
  23.  
  24. b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời: “Tấm lòng người mẹ” được trích trong tác phẩm Những người khốn khổ, được xuất bản năm 1862. Nó được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng bậc nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX.
  25.  
  26. c. Bố cục đoạn trích:
  27.  
  28. Phần 1 (Từ đầu đến “Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin”): Hoàn cảnh khó khăn, khổ cực của Phăng-tin.
  29. Phần 2 (“Tiền chị kiếm ra quá ít ỏi” đến “mồ hôi lạnh”): Phăng-tin bán tóc để mua áo cho con.
  30. Phần 3 (“Một hôm” đến “Cô-dét không ốm”): Phăng-tin bán răng để lấy tiền chữa bệnh cho con.
  31. Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và đi đến quyết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi - ê.
  32. d. Giá trị nội dung:
  33.  
  34. Đoạn trích ca ngợi tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để có thể đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy được đoạn trích giống như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le và đáng thương.
  35.  
  36. e. Giá trị nghệ thuật:
  37.  
  38. Lối viết tiểu thuyết vừa độc đáo vừa thu hút.
  39. Ngôn ngữ được tác giả sử dụng dễ hiểu và tinh tế
  40. Cách xây dựng và khắc họa nhân vật chân thực.
  41. Soạn bài Tấm lòng người mẹ sách cánh diều: Đọc hiểu văn bản
  42. 2.1 Truyện sử dụng ngôi kể nào?
  43. Trả lời:
  44. Truyện được kể theo ngôi thứ 3: Người kể chuyện đứng ngoài, không xuất hiện.
  45.  
  46. 2.2 Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên điều gì về Phăng - tin?
  47. Trả lời:
  48.  
  49. Câu đầu và câu cuối phần (1) của truyện đã cho thấy tình cảnh lâm vào khó khăn, khổ sở của Phăng-tin: đó là một cô gái nghèo khổ và đang sống trong cảnh nợ nần.
  50.  
  51. 2.3 Phần 2 kể về sự việc gì?
  52. Trả lời:
  53.  
  54. Phần (2) truyện, tác giả kể về việc vợ chồng Tê-nác-đi-ê âm mưu lừa rằng Cô-dét phải trần truồng, rách rưới giữa tiết trời buốt giá nhằm lấy mười phơ-răng từ nàng Phăng-tin. Sau khi biết tin ấy, vì thương xót con, Phăng tin đã bán đi mái tóc vàng óng ả của mình để kiếm tiền mua váy len cho con.
  55.  
  56. 2.4 Sự việc nào được kể trong phần 3?
  57. Trả lời:
  58.  
  59. Trong phần (3), tác giả nói về việc một lần nữa nàng Phăng-tin đã nhận được bức thư lừa tiền của vợ chồng Tê-nác-đi-ê nói rằng Cô-dét lâm bệnh sốt ban, và họ cần bốn mươi phơ-răng để mua thuốc chữa trị. Đúng lúc ấy, anh chàng nhổ răng dạo muốn mua hai chiếc răng của nàng với giá hai đồng vàng (bốn mươi phơ-răng). Ban đầu, nàng nghĩ thật ngớ ngẩn, nhưng sau cuộc nói chuyện với bà Mác-gơ-rít, nàng đã thay đổi quyết định và đã bán đi hai chiếc răng với hy vọng có thể cứu sống được con gái mình.
  60.  
  61. 2.5 Chi tiết hai đồng vàng có ý nghĩa gì với Phăng-tin?
  62. Trả lời:
  63.  
  64. Ý nghĩa của chi tiết hai đồng vàng: Phăng- tin bán răng đi có thể được hai đồng vàng. Hai đồng ấy có thể cứu giúp, chữa bệnh cho con gái của cô.
  65.  
  66. 2.6 Việc Phăng-tin đọc lại lá thư một lần nữa nói lên điều gì?
  67. Trả lời:
  68.  
  69. Việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa cho thấy sự đau khổ và tuyệt vọng tột cùng của cô khi nghĩ về đứa con gái bé bỏng của mình.
  70.  
  71. 2.7 Phần 4 cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng-tin sau khi bán tóc, bán răng?
  72. Trả lời:
  73.  
  74. Đọc phần (4) cho ta thấy cuộc sống của Phăng-tin càng lúc càng lâm vào hoàn cảnh khốn khổ và bế tắc tột cùng. Sau khi bán tóc và bán răng, chị càng túng quẫn, chị không cần biết xấu hổ là gì nữa, cũng không thiết phải làm dáng nữa. Cuộc sống tủi khổ, cùng nỗi lo cho con khiến chị phải lâm vào cảnh đi làm gái điếm.
  75.  
  76. 2.8 Hình dung tâm trạng của Phăng-tin sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê.
  77. Trả lời:
  78.  
  79. Sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê, tâm trạng của Phăng- tin vừa đau khổ vừa giày vò bản thân mình. Chị bất lực không thể làm gì được, nhưng cũng không thể làm ngơ trước tình hình của đứa con.
  80.  
  81. Soạn bài Tấm lòng người mẹ sách cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối văn bản
  82. 3.1 Câu 1 trang 89 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  83. Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?
  84. Trả lời:
  85.  
  86. “Tấm lòng người mẹ” là một câu chuyện vô cùng cảm động về tình mẫu tử đầy thiêng liêng giữa bà mẹ Phăng-tin và đứa con tên là Cô - dét. Phăng-tin đã hy sinh tất cả để con mình được no đủ, hạnh phúc. Mặc dù cuộc sống của cô phải trải qua bao khó khăn, nhưng người mẹ ấy vẫn luôn dành cho con mình tình yêu và sự quan tâm nhất, thậm chí không ngại bán thân để có tiền nuôi con. Tấm lòng người mẹ đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho độc giả về tình yêu thương, sự hy sinh và tình mẫu tử trong cuộc sống.
  87.  
  88. 3.2 Câu 2 trang 89 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  89. Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
  90.  
  91. Trả lời:
  92.  
  93. Tình huống truyện: Phăng-tin là một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng. Chủ nợ liên tục hối thúc đòi tiền và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê giày vỏ khi luôn viết thư thôi thúc, đòi tiền để nuôi Cô-dét, con gái nàng. Đặc biệt, truyện được đẩy đến cao trào dần dần bắt đầu từ việc nàng phải bán tóc, sau đó bán răng và đến nỗi túng quẫn quá nàng đã quyết định đi bán dâm để gửi tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp.
  94. Chi tiết về không gian: bên trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ, “kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào càng phải cúi rạp lưng xuống”
  95. Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.
  96. Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó: giúp lột tả được tâm trạng đau khổ cùng cực khi bị dồn đến mức đường cùng của người mẹ, chỉ cần nghĩ đến hình ảnh đứa con “thơ ngây yêu dấu”, chị có thể hi sinh tất cả.
  97. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-tam-long-nguoi-me-sach-canh-dieu-2346.html

Reply to "Soạn bài Tấm lòng người mẹ sách cánh diều"

Here you can reply to the paste above