Soạn bài lời tiễn dặn - Văn 11 Cánh diều + chân tr

From Anonymous, 5 Months ago, written in Plain Text, viewed 57 times.
URL https://paste.intergen.online/view/94b41988 Embed
Download Paste or View Raw
  1. “Lời tiễn dặn“ Văn 11 Sách Cánh diều + chân trời sáng tạo + kết nối tri thức là một truyện thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số. Nhằm giúp các em học sinh nắm được bài học một cách dễ dàng hơn, bài viết dưới đây VUIHOC trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm này.
  2.  
  3. 1. Soạn bài lời tiễn dặn (sách cánh diều): Phần đọc hiểu
  4. 1.1 Câu 1: Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại.
  5. Trả lời:
  6.  
  7. Tâm trạng của chàng trai qua lời đối thoại:
  8.  
  9. Xót xa, đau khổ khi phải tiễn người mình yêu về nhà chồng.
  10.  
  11. Lưu luyến không nỡ rời xa, muốn đi cùng người yêu về đến tận nhà chồng.
  12.  
  13. Tuyệt vọng vì không còn hi vọng và không còn được ở bên người yêu.
  14.  
  15. Chấp nhận với thực tại và muốn rời đi.
  16.  
  17. Tâm trạng của cô gái qua lời đối thoại:
  18.  
  19. Đau buồn, không muốn chàng trai rời đi.
  20.  
  21. Hi vọng chàng trai vẫn còn đợi mình.
  22.  
  23. Thể hiện niềm nhớ thương và tình yêu sâu sắc mà hai người luôn dành cho đối phương dù có xa nhau.
  24.  
  25. Day dứt đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng.
  26.  
  27. Sự quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.
  28.  
  29. ⇒ Qua đó ta có thể thấy tình yêu của chàng trai là một tình yêu tha thiết, thủy chung, nhưng phải đau đớn xót xa khi nhìn người mình yêu đi lấy chồng. Còn cô gái phải mang theo nỗi  lòng đầy khắc khoải và tâm trạng đau khổ, bồn chồn, đắng cay  như muốn bám víu trong sự vô vọng phải đi lấy chồng. Cuối cùng họ vẫn hẹn ước với nhau sẽ đợi chờ đến ngày được đoàn tụ dù có phải trải qua thời gian bao lâu.
  30.  
  31. 1.2 Câu 2:  Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?
  32. Trả lời:
  33.  
  34. Khi ở nhà chồng, cô gái đã bị bạo lực gia đình: Bị bố mẹ chồng ghét, họ sai con trai đánh đập. Mặc dù lúc đầu người chồng còn không nỡ đánh do chưa đánh ai bao giờ, nhưng sau đó đứng trước áp lực của bố mẹ, người chồng đã đánh đập cô một cách dã man.
  35.  
  36. 1.3 Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?
  37. Trả lời:
  38.  
  39. Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai.
  40.  
  41. “Vừa đi vừa ngoảnh lại
  42.  
  43. Vừa đi vừa ngoái trông
  44.  
  45.  
  46. Chết ba năm hình còn treo đó
  47.  
  48. Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…
  49.  
  50. Chết thành hồn, chung một mái, song song.
  51.  
  52.  
  53. Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
  54.  
  55. Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già.”
  56.  
  57. Cùng với biện pháp so sánh: “lời đã trao thương” – Như bán trâu ngoài chợ, như thu lúa muôn bông”, “lòng ta thương nhau như trăm lớp nghìn trùng”.
  58.  
  59. ⇒ Chàng trai đã bộc lộ  nỗi niềm xót xa thương cảm đối với nỗi đau của cô gái mà anh yêu. Từ nỗi thương xót, trong lòng chàng trai bật lên ý chí quyết tâm đưa người yêu về đoàn tụ với mình để được sống vui vẻ, hạnh phúc.
  60.  
  61. 2. Soạn bài lời tiễn dặn (sách cánh diều): Trả lời câu hỏi
  62. 2.1 Câu 1 trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
  63. “Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?”
  64.  
  65. Trả lời:
  66.  
  67.   Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai đã đau buồn khi phải nói lời tiễn đưa với cô gái khi cô về nhà chồng. Còn cô gái như muốn níu kéo lại thêm một chút, với tia hy vọng có thể đoàn tụ sớm với người mình yêu với ý chí đầy quyết tâm cùng lòng nguyện ước thủy chung, son sắt “không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/ không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”.
  68.  
  69. ⇒ Từ những lời nói ấy, có thể thấy hai người sống trong tâm trạng rối bời đau buồn, khổ tâm, yêu nhưng không thể ở bên nhau.
  70.  
  71. 2.2 Câu 2  trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
  72. “Khi ở nhà chồng, tình cảnh cô gái ra sao? Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai lúc chứng kiến tình cảnh ấy.”
  73.  
  74. Trả lời:
  75.  
  76. Tình cảnh của cô gái khi ở nhà chồng:
  77.  
  78. Cô gái bị bạo lực gia đình: Bị bố mẹ chồng ghét và sai con trai đánh, bị chồng đánh đập dã man.
  79.  
  80. Thái độ, cử chỉ của chàng trai lúc chứng kiến tình cảnh của cô gái bị chồng đánh:
  81.  
  82. - Chạy lại ân cần đỡ cô gái dậy và dỗ dành cô.
  83.  
  84. - Anh đi chặt tre để làm ống thuốc cho cô gái “khỏi đau”.
  85.  
  86. ⇒ Chàng trai thể hiện sự lo lắng, xót xa, thương cảm đối với nỗi đau của người mình yêu. Từ đó, trong anh trỗi dậy ý chí đưa người yêu về đoàn tụ với mình. Đồng thời, chàng trai nhắn nhủ và khẳng định với cô gái sẽ sống chết bên nhau mãi mãi, không gì có thể chia lìa.
  87.  
  88. 2.3 Câu 3  trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
  89. “Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào?”
  90.  
  91. Trả lời:
  92.  
  93. Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, có thể thấy nhân vật này là một người trọng tình nghĩa, mang trong mình khát vọng được hạnh phúc, thể hiện tình yêu thủy chung của chàng trai dành cho cô gái. Bên cạnh đó, cách đối xử của anh cũng hết sức ân cần, dịu dàng trước hoàn cảnh của người mình yêu.
  94.  
  95. 2.4 Câu 4  trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
  96. Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong phần (2) của đoạn trích.
  97.  
  98. Trả lời:
  99.  
  100. Những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc trong phần (2):
  101.  
  102. “Vừa đi vừa ngoảnh lại
  103.  
  104. Vừa đi vừa ngoái trông
  105.  
  106.  
  107. Chết ba năm hình còn treo đó
  108.  
  109. Chết thành sông vực nước uống mát lòng
  110.  
  111. Chết thành hồn, chung một mái song song.
  112.  
  113.  
  114. Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
  115.  
  116. Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già”
  117.  
  118. Giá trị biểu cảm:
  119.  
  120. Tác giả thể hiện nghệ thuật bằng cách sử dụng nhiều câu thơ có nhiều hình ảnh so sánh tương đồng và những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu thơ có một cấu trúc cú pháp chung. Tác giả dân gian có ngụ ý muốn nhấn mạnh tình yêu thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Qua đó cũng đồng thời khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ của họ không gì lay chuyển nổi.
  121.  
  122. 2.5 Câu 5  trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
  123. “Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.”
  124.  
  125. Trả lời:
  126.  
  127. - Trong đoạn trích, cách xưng hô “em yêu” hay “anh yêu em” của nhân vật chàng trai, ta có thể thấy được cách gọi đậm chất trữ tình sâu sắc và đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái.
  128.  
  129. - Hình ảnh so sánh được tác giả dân gian chọn lọc đa dạng, biểu hiện những phong tục, bản sắc văn hoá tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên của dân tộc Thái: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng".
  130.  
  131. ⇒ Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với cách  cảm nhận, suy nghĩ của người dân miền núi. Qua những chi tiết và hình ảnh đó, người đọc có thể hình dung, cảm nhận một cách chân thực được vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa con người đây. Đồng thời những chi tiết, hình ảnh này đã làm nổi bật lên tình yêu tha thiết, thủy chung của chàng trai dành cho cô gái.
  132.  
  133. 2.6 Câu 6  trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
  134. “Theo em, qua đoạn trích Lời tiễn dặn, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?”
  135.  
  136. Trả lời:
  137.  
  138. Thông điệp của đoạn trích mà tác giả muốn gửi gắm: lên án, tố cáo lên những tục cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân xã hội cũ đã làm họ dần mất đi tính phản kháng, sự tự do trong tình yêu.
  139.  
  140. Thông điệp ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với cuộc sống ngày nay, khi mà những phong tục cổ hủ, lạc hậu của người dân xã hội cũ vẫn còn xuất hiện và tồn tại.
  141.  
  142. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-loi-tien-dan-van-11-canh-dieu-chan-troi-sang-tao-ket-noi-tri-thuc-2204.html

Reply to "Soạn bài lời tiễn dặn - Văn 11 Cánh diều + chân tr"

Here you can reply to the paste above