- Tú Uyên gặp Giáng Kiều là một tác phẩm mới được đưa vào chương trình giảng dạy, phê phán một xã hội loạn lạc, khó khăn, khiến con người ta muốn thoát ly khỏi thế giới thực tại. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng hướng cho con người giải tỏa, cải cách tâm hồn. Dưới đây là chi tiết bài soạn Tú Uyên gặp Giáng Kiều Văn 11 Chân trời sáng tạo, hãy cùng theo dõi nhé.
- Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều Văn 11 Chân trời sáng tạo
- Mục lục bài viết
- 1. Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều trước khi đọc
- 2. Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều đọc văn bản
- 2.1 Câu 1 Bạn có nhận xét gì về tình cảm của chàng Tú Uyên thể hiện trong đoạn này?
- 2.2 Câu 2: Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép.
- 3. Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều sau khi đọc
- 3.1 Câu 1 trang 67 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: “Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào?”
- 3.2 Câu 2 trang 67 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: “Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.”
- 3.3 Câu 3 trang 67 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: “Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều thể hiện qua văn bản.”
- 3.4 Câu 4 trang 67 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: “Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại sau đây:
- 3.5 Câu 5 trang 68 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: “Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?”
- 3.6 Câu 6 trang 68 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: “Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?”
- 4. Bài tập sáng tạo trang 68 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 1. Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều trước khi đọc
- Câu hỏi (trang 63 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh.
- Trả lời:
- - Cụm từ “người đẹp trong tranh” là người do họa sĩ tự tưởng tượng ra muốn diễn tả sự tuyệt đẹp so với ngoài đời (có thể không có thật). Còn “người đẹp như tranh” là một nhận định để miêu tả vẻ đẹp xuất chúng, một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, đẹp tựa tranh vẽ của người thật.
- - Hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh theo tưởng tượng: Bước ra từ vùng ánh sáng chói lóa, với khuôn mặt xinh đẹp, mái tóc dài thướt tha cùng những bước đi uyển chuyển… Đây là người mang vẻ đẹp tuyệt tác, hiếm ai có được trọn vẹn những nét đẹp ấy bởi tranh vẽ luôn dựa vào những chuẩn mực hoàn hảo.
- 2. Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều đọc văn bản
- 2.1 Câu 1 Bạn có nhận xét gì về tình cảm của chàng Tú Uyên thể hiện trong đoạn này?
- Trong đoạn thơ này, chàng Tú Uyên hiện lên là một người đang rất si tình, ngây ngất, cảm động trước vẻ đẹp thuần khiết của cô nàng Giáng Kiều. Chàng nguyện làm tất cả để có thể thấy mặt, và để đổi lấy nụ cười của người con gái chàng đem lòng tương tư .
- 2.2 Câu 2: Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép.
- Khung cảnh trước khi Giáng Kiều làm phép:
- - Mái nhà tranh nhỏ với vật dụng đơn sơ
- - Khung cảnh yên ắng, không người.
- - “Lòng người trông xuống sông Tương mơ hình”, “ngày tưởng đêm mơ đã chồn”,
- - “Ruột héo, gan mòn”, “nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi”
- → Khung cảnh khi ấy ủ rũ, ảm đạm, cô đơn, chỉ cô độc mình chàng Tú Uyên ngồi ngẩn ngơ, ôm mộng tương tư mỏi mệt. Ngày ngày chàng chỉ biết thẫn thờ, tiếc nuối bóng nàng, quên cả ăn uống.
- Khung cảnh sau khi Giáng Kiều làm phép:
- - Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui: “tưng bừng sắm sửa tiệc hoa/ Bình trầm đưa khói, chén hà đậm hương”
- - Nhà tranh biến thành lâu đài” “thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài/ Tường quang sáng một góc trời”,
- - Bạn bè đông đủ tới chúc mừng: “bên nói bên cười”, “bên mừng cố hữu, bên mời tân lang”, “khoe thắm đua vàng”.
- - Các tiên nữ nhảy múa cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên dáng.
- → Từ sau khi Giáng Kiều làm phép, khung cảnh như bừng tỉnh, được ban phát sự sống. Cả khung cảnh ấy trở nên nhộn nhịp, vui vẻ, đông đúc.
- https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-tu-uyen-gap-giang-kieu-van-11-chan-troi-sang-tao-2298.html