Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự

From Anonymous, 4 Months ago, written in Plain Text, viewed 54 times.
URL https://paste.intergen.online/view/6c3a0f97 Embed
Download Paste or View Raw
  1. Bài viết hôm nay VUIHOC sẽ hướng dẫn các em soạn bài viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên, xã hội chương trình ngữ văn 11 sách kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều. Mời các em cùng theo dõi.
  2.  
  3. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (Ngữ văn 11 sách mới)
  4.  
  5. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội sách kết nối tri thức
  6. 1.1 Trả lời câu hỏi bài viết tham khảo
  7. Câu 1 trang 146 SGK Văn 11/1 kết nối tri thức
  8. Đề tài của báo cáo nghiên cứu ở trên là gì? Tác giả đã tiếp cận đề tài từ góc độ nào?
  9.  
  10. Đề tài của nghiên cứu trên là về nghiên cứu về phong cách trang trí của bậc điện Kính Thiên về kiến trúc rồng thành.
  11.  
  12. Tác giả đã sử dụng từ góc độ công năng đến kiểu dáng của chủ thể để tiếp cận đề tài
  13.  
  14. Câu 2 trang 146 SGK Văn 11/1 kết nối tri thức
  15.  
  16. Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng?
  17.  
  18. Tác giả đã sử dụng các luận điểm chính là:
  19.  
  20. Nguồn gốc của tên gọi kiến trúc
  21.  
  22. Hình ảnh của con rồng trong kiến trúc rồng thành tại bậc điện Kính Thiên
  23.  
  24. Tác dụng thực tế của kiến trúc rồng thành của bậc điện Kính Thiên
  25.  
  26. Nguồn gốc của Long bệ thạch
  27.  
  28. Tác dụng của Long bệ thạch
  29.  
  30. Ứng dụng của Long bệ thạch tại đất nước ta
  31.  
  32. Câu 3 trang 146 SGK Văn 11/1 kết nối tri thức
  33.  
  34. Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?
  35.  
  36. Tác giả đã sử dụng nguồn thông tin từ bài luận án tiến sĩ của thầy Nguyễn Quang Hà. Bài viết được in ở tạp chí Văn hóa học và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin Hà Nội.
  37.  
  38. Chính bởi nguồn gốc của thông tin tác giả lựa chọn nên chúng có tính xác thực cao, có luận điểm dẫn chứng đầy đủ mang đậm tính học thuật.
  39.  
  40. Câu 4 trang 146 SGK Văn 11/1 kết nối tri thức
  41.  
  42. Tài liệu tham khảo có những thông tin gì và được sắp xếp theo trật tự nào?
  43.  
  44. Trong tài liệu tham khảo mà tác giả sử dụng bao gồm rất nhiều kiến thức về kiến trúc, thẩm mỹ của Hoàng thành Thăng Long trong thời Lý - Trần - Lê. Thêm vào đó là thông tin, khái niệm, niềm tin về hình ảnh rồng thiêng của người Việt xưa và người Hán. Những thông tin tuy nhiều nhưng được tác giả sắp xếp theo thứ tự logic, hợp lý với mạch dẫn dắt chuyện khiến cho những người không chuyên cũng có thể dễ dàng hiểu.
  45.  
  46. 1.2 Thực hành viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
  47. Đề bài: Nghiên cứu kinh thành Thăng Long.
  48.  
  49. Kinh thành cũ của đất nước ta đều mang phong cách cổ kính, đậm chất văn hóa truyền thống phương Đông nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Ngoài cố đô Huế có thời gian lịch sử lâu đời thì đất nước ta còn luôn tự hào với kiến trúc hoàng thành Thăng Long, là tòa thành lâu đời chạy theo lịch sử dân tộc.
  50.  
  51. Hoàng thành Thăng Long được xây dựng tại phía Bắc Việt Nam, tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Theo thời gian, qua các triều đại thì diện tích của tòa thành này dần thu hẹp lại . Từ thời Hậu Lê gần như không xây dựng mở rộng mà chủ trùng tu sửa sang làm. Quan lạn chủ yếu xây thêm các phủ đệ mới, xung quanh khu vực tòa thành. Qua thời gian, các khu vực kiến trúc của tòa thành có nhiều thay đổi nhưng ta vẫn có thể mường tượng được hình ảnh tòa thành khi xưa qua các di tích trên mặt đất, khảo cổ dưới lòng đất còn được lưu lại.
  52.  
  53. Kinh thành Thăng Long được xây dựng từ thời nhà Lý với cấu trúc ba vòng thành, được nhắc đến với tên gọi là “Tam trùng thành quách”. Vòng ngoài cùng là Đại La Thành hay còn gọi là La Thành. Tiếp đến là vòng thành ở giữa, ở thời Lý - Trần mang tên gọi là Thăng Long thành còn thời Lê gọi là Hoành thành. Còn vòng thành trong cùng được nhắc đến với cái tên Cung thành hay còn gọi là Cấm Thành.Vòng thành trong cùng từ lúc bắt đầu xây dựng đến thế kỷ 18 đã được bảo tồn khá tốt, hầu như không thay đổi đặc biệt là có hai vật chuẩn được giữ nguyên vẹn. Đó là nền điện Kinh thiên được xây dựng vào năm 1428 thời Lê Sơ trên nền điện Thiên An. Đây là vị trí đắc địa, được coi là trung tâm của Cấm Thành, là nơi địa linh nhân kiệt của quốc gia. Tiếp theo là cổng Quan Môn, là cửa Nam của Cấm Thành trong thời Lý - Trần - Lê. Hiện tại ở nơi này vẫn còn lưu giữ được di tích cửa Đoan Môn thuộc thời Lê.
  54.  
  55. Hiện tại, để giúp cho thế hệ trẻ sau này cũng như khách du lịch có thể hiểu được về giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long. Nhà nước ta đã tổ chức các tour với nội dung “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”. Nó không chỉ là một sự kiện quảng bá du lịch, thu hút khách ngoại quốc mà còn thể hiện sự tự hào dân tộc cũng như một cách để lưu giữ những vẻ đẹp của kiến trúc xưa tới các thế hệ sau này.
  56.  
  57. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội sách chân trời sáng tạo
  58. 2.1 Trả lời câu hỏi trong ngữ liệu tham khảo
  59. Câu 1 trang 104 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  60. Văn bản trên gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần
  61.  
  62. Có thể chia văn bản thành 4 phần:
  63. Phần một: với nội dung chính nêu lên đề tài của tác phẩm là bảo tồn đa dạng sinh học loài chim tại một số khu bảo tồn khu vực Đông Bắc Việt Nam.
  64.  
  65. Phần hai: Mục đích chính để nếu các lý do thực hiện nghiên cứu và vấn đề được nghiên cứu và các cách thức, phương pháp, phạm vi để nghiên cứu.
  66.  
  67. Phần ba nói về các cơ sở lý luận, phân tích chi tiết các dữ liệu, trình bày các kết quả khảo sát và đề xuất các giải pháp dựa trên thực trạng khảo sát được.
  68.  
  69. Phần bốn: một lần nữa tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu được và danh sách các tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng.
  70.  
  71. Câu 2 trang 104 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  72.  
  73. Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu nào? Kết quả nghiên cứu có lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu không? Hãy lí giải.
  74.  
  75. Các câu hỏi được tác giả đặt ra để nghiên cứu là
  76. Thực trạng của công tác bảo tồn các loài chim ở khu bảo tồn như thế nào?
  77.  
  78. Các giải pháp để bảo tồn cũng như quản lý đa dạng các loại chim cũng như bảo vệ thiên nhiên?
  79.  
  80. Kết quả của cuộc nghiên cứu đã trả lời được chi tiết các câu hỏi bằng những dẫn chứng cụ thể cũng như số liệu xác thực. Qua đó tác giả cũng đã đề xuất thêm một số biện pháp cũng như giải pháp để bảo tồn các loài chim quý.
  81.  
  82. Câu 3 trang 104 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  83.  
  84. Vì sao cần trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm?
  85.  
  86. Cần viết rõ những vấn đề như phạm vi khảo sát, các phương pháp được sử dụng trong tác phẩm có tác dụng giúp cho người đọc có thể nắm được các nội dung của bài báo cáo cũng như độc giả có thể tin tưởng vào những nội dung tác giả viết ra.
  87.  
  88. Câu 4 trang 104 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  89.  
  90. Ý nghĩa của việc lý giải kết quả khảo sát thực nghiệm là gì?
  91.  
  92. Việc lý giải các kết quả khảo sát được nhằm mục đích làm rõ số liệu, tăng tính xác thực cho tác phẩm và truyền tải được thông tin chính xác nhất.
  93.  
  94. Câu 5 trang 104 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  95.  
  96. Danh mục tài liệu tham khảo đã được trình bày đúng quy cách hay chưa?
  97.  
  98. Danh mục tài liệu tham khảo đã được tác giả trình bày đúng theo quy cách lần lượt là Tên tác giả - Năm sản xuất - Tên tài liệu - Tên nhà xuất bản hoặc tên tạp chí.
  99.  
  100. Câu 6 trang 104 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  101.  
  102. Sau khi đọc văn bản trên, bạn rút ra được những lưu ý gì về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên?
  103.  
  104. Để hoàn thiện được một bài báo cáo nghiên cứu với chủ đề tự nhiên thì ta cần lưu ý một số vấn đề như:
  105. Xác định được rõ ràng vấn đề sẽ nghiên cứu, câu hỏi cần nghiên cứu và phương pháp sử dụng để nghiên cứu.
  106.  
  107. Cách viết kết quả nghiên cứu phải đầy đủ, ngắn gọn và phải có tính thuyết phục được người đọc.
  108.  
  109. Sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc, khách quan và có tính xác định cao.
  110.  
  111. Cần ghi đầy đủ những tài liệu được sử dụng tham khảo.
  112.  
  113. 2.2 Thực hành viết
  114.  
  115. Đề tài nghiên cứu: Thực trạng vấn đề tâm lý tự ti của đại bộ phận giới trẻ Việt Nam thời đại mới. Từ đó đưa ra giải pháp cải thiện tình trạng này.
  116. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh một số trường học thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
  117. Không phải đánh đồng một đối tượng hay một nền giáo dục nhưng thực tế hiện nay ở Châu Á nói chung hay Việt Nam nói riêng luôn có một chuẩn mực chung để đánh giá một đứa trẻ ngoan không hay giỏi không. Cách đánh giá có phần quy chụp đó vô hình chung không những khiến cho những đứa trẻ không thể phát huy được thế mạnh cá nhân mà còn khiến chúng trở nên tự ti với bạn bè. Hơn nữa cách dạy con theo hướng “thương cho roi cho vọt” cùng là nguyên nhân lớn khiến thế hệ trẻ không tin vào bản thân mình. Những cách phạt thiếu tinh tế như phạt trước lớp học, trước toàn trường hay đánh mắng trẻ giữa nơi đông người xa lạ khiến cho trẻ càng sợ sệt tự tin hơn. Không những vậy đó còn là nguyên nhân khiến chúng dễ mắc các căn bệnh tâm lý như rối loạn lo âu hay nặng hơn là trầm cảm. Những lời đàm tiếu cũng như cách phạt nặng với những lỗi nhỏ khiến các bạn trẻ không dám trải nghiệm hay nói rõ hơn là chúng không dám sai nữa. Bởi một khi sai chúng sẽ phải đối mặt với những lời mắng nhiếc miệt thị thậm tệ. Tưởng chừng chỉ là những tâm lý xuất hiện ở trẻ con nhưng thực tế đây là khởi nguồn của rất nhiều căn bệnh tâm lý sau này có thể dẫn chúng trở nên lệch lạc trong tư duy hay có thể dẫn vào con đường phạm tội xấu xa hơn. Bài phân tích này chính là câu trả lời cho câu hỏi nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tự tin xuất hiện với đại đa số giới trẻ hiện nay.
  118.  
  119. Vậy dấu hiệu cơ bản của một người tự ti là gì? Đó chỉ đơn thuần từ sự rụt rè không tự tin vào bản thân, không dám nói ra ý kiến cá nhân hoặc chỉ là nỗi sợ giao tiếp, sợ người lạ. Những đứa trẻ này sẽ có một cục đá cản đường, không dám đưa ra quyết định cho chính bản thân mình. Tâm lý tự ti này còn đến từ sự thiếu kiến thức hay là từ sự bảo bọc của gia đình. Khi đó chúng không chỉ thiếu kiến thức văn hóa mà còn thiếu cả những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,...
  120.  
  121. Để giải quyết được hiện trạng tự ti, mặc cảm, sống khép kín của 9.4% bạn trẻ trong 130 bạn thuộc khoảng 16 tuổi đến 17 tuổi chúng ta cần kết hợp rất nhiều biện pháp với nhau. Không chỉ từ chính bản thân họ cần tự bổ sung kiến thức văn hóa xã hội để không gặp những trường hợp xấu hổ còn cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần tạo điều kiện cho con em mình có cơ hội tìm ra sớm hơn năng khiếu của các nhân mình để có định hướng phát triển phù hợp. Ngoài những môn học văn hóa bắt buộc nhà trường nên thường xuyên có những hoạt động ngoại khóa, kích thích những tài năng khác nhau của mỗi học sinh cũng như tạo ra một môi trường học tập lành mạnh. Những sự nỗ lực nhỏ nhỏ của mỗi người sẽ giúp cho các bạn trẻ tự tin hơn vào bản thân cũng như đặt bản thân vào những thử thách khác nhau để phát triển tốt hơn toàn diện hơn.
  122. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-viet-bao-cao-nghien-cuu-ve-mot-van-de-tu-nhien-hoac-xa-hoi-ngu-van-11-sach-moi-2361.html

Reply to "Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự "

Here you can reply to the paste above