Soạn bài: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm t

From onthidgnl, 5 Months ago, written in Plain Text, viewed 46 times.
URL https://paste.intergen.online/view/67864814 Embed
Download Paste or View Raw
  1. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện là một hình thức nghị luận thường xuyên gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia môn ngữ văn. Để có thể biết cách viết một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hay, trong bài viết này VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn phần soạn bài và trả lời các câu hỏi trong hai đầu sách giáo khoa ngữ văn, cùng theo dõi nhé!
  2.  
  3. Soạn bài: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện - Sách kết nối tri thức + cánh diều
  4. Mục lục bài viết
  5.  
  6. Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện - Sách kết nối tri thức
  7. 1.1 Trả lời câu hỏi trong bài viết tham khảo
  8. 1.2 Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài viết tham khảo:
  9. 1.3 Thực hành viết
  10. Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện - Sách cánh diều
  11. 2.1 Lập dàn ý đề bài Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô
  12. 2.2 Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện : Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô
  13. 2.3 Đọc đoạn văn và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan).
  14. Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện - Sách kết nối tri thức
  15. 1.1 Trả lời câu hỏi trong bài viết tham khảo
  16. Văn bản: Phân tích một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa.
  17. Câu 1: Giới thiệu tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích.
  18.  
  19. Lời giải chi tiết:
  20.  
  21. Giới thiệu về tác phẩm: Đời thừa là một trong những tác phẩm truyện ngắn rất nổi bật của nhà văn Nam Cao ở trong mảng đề tài về con người trí thức. Tác phẩm này đã đánh giá được sự chín muồi có trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và thường được người đọc xem như một bản tuyên ngôn của nhà văn Nam Cao về văn học.
  22. Trên phương diện nghệ thuật của tác phẩm Đời thừa mà bài viết phân tích sẽ đi sâu vào để phân tích đó là giá trị về mặt tư tưởng và những đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.
  23. Câu 2: Mô tả và đánh giá cách Nam Cao kiến tạo truyện kể.
  24.  
  25. Lời giải chi tiết:
  26.  
  27. Tác phẩm Đời thừa có cấu trúc của một văn bản truyện ngắn rất điển hình. Toàn bộ câu chuyện chỉ diễn ra và gói gọn từ ngày hôm trước cho đến ngày hôm sau với một sự kiện trung tâm đo chính là trận say rượu của nhà văn Hộ. Truyện ngắn này cũng không được thuật lại theo một trình tự thời gian nhất định. Mở đầu câu chuyện bằng một dòng hồi tưởng của Hộ rồi sau đó quay trở lại cảnh hiện tại. Đây là một phong cách nhằm phá vỡ đi trật tự của sự kiện khá điển hình có trong văn chương.
  28. Đánh giá: Cách tạo ra truyện kể của tác giả Nam Cao khá độc đáo và tinh tế. Từ trong lối truyện ngắn truyền thống, ông đã thay đổi trật tự của những câu chuyện, kể chuyện dựa theo dòng hồi tưởng của nhân vật Hộ bên cạnh đó cũng đan xen với những chi tiết hiện tại cũng đã làm nổi bật nên một niềm say mê lớn nhất của nhân vật đó chính là đọc sách. Để từ đó có thể giúp cho người đọc hiểu được bản chất của con người tài hoa ấy, khi bị hoàn cảnh đen tối vùi dập đã trở nên tha hóa và khổ đau như thế nào.
  29. Câu 3: Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể và điểm nhìn)
  30.  
  31. Lời giải chi tiết:
  32.  
  33. Ngôi kể truyện: truyện được kể theo ngôi kể thứ ba.
  34. Điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn trần thuật từ bên trong, gắn với ý thức, tư duy của mỗi nhân vật. Hình thức trần thuật hướng nội này cũng rất phù hợp với việc khắc họa nên những nhân vật có nội tâm và tư tưởng đầy hỗn loạn như Hộ.
  35. Câu 4: Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật.
  36.  
  37. Lời giải chi tiết:
  38.  
  39. Trong tác phẩm Đời thừa, nhân vật Hộ vốn là một người có một tư tưởng, hoài bão về văn chương vô cùng lớn lao. Nhưng chính vì dòng đời xô đẩy, vì lẽ sống buộc phải đi bươn chải kiếm tiền để nuôi vợ con của mình, anh buộc phải bán đứng đi những lý tưởng văn chương cao đẹp của bản thân và từ đó cũng đã dẫn đến sự tha hóa trong nhân cách của chính con người anh. Một con người vốn có một nội tâm vô cùng phức tạp và khó hiểu như vậy nhờ vào việc sử dụng ngôi kể truyện là ngôi thứ ba cũng sẽ giúp cho người đọc dễ dàng có thể nắm bắt được những diễn biến tâm lí chính của nhân vật. Từ việc hồi tưởng về những điều quá khứ, nghĩ về những năm tháng thời kỳ hoàng kim nhất của đời mình, rồi đến thời gian hiện thực tàn khốc rồi cũng hiểu ra được chính mình nhưng lại trong một cơn say… Tất cả cũng đã làm nổi bật nên được nội tâm của một người đang bị giằng xé khi bắt buộc phải đưa ra lựa chọn trước lý tưởng văn chương thanh cao vốn có của bản thân và nỗi lo thường nhật về cơm ăn, áo mặc ở trong cuộc sống thực tại.
  40. Kết hợp với việc tác giả lựa chọn được điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của từng nhân vật cũng đã giúp cho việc miêu tả nên những diễn biến tâm lý của nhân vật của tác giả Nam Cao cũng được thể hiện rõ ràng. Một người mà luôn mang trong mình một hoài bão lớn, lý tưởng lớn về tư tưởng văn chương cao đẹp nhưng lại phải chịu đựng một nỗi lo cao cả về cơm áo gạo tiền mà cũng đã trở nên tha hóa từ trong nhân cách, đã làm khổ vợ con. Nội tâm anh cũng luôn đấu tranh mạnh mẽ về điều này. Khi say rượu, anh cũng đã thú nhận với Tứ nhưng Tứ ngược lại, Tứ không trách anh mà đã nhận lỗi về bản thân mình bởi vì cô đã nghĩ rằng bởi một nỗi lo toan nặng chĩu về cuộc sống cũng đã biến một con người từ người rất tài hoa, vốn có tình yêu đối với văn chương bằng cả mạng sống đã trở thành một tên tha hóa, nát rượu, đánh đập vợ con.
  41. Cô cũng thương cho người chồng bị những cái khổ và bị vùi dập mà không nỡ trách cứ anh điều gì, chỉ dám nhận lỗi về bản thân mình. Đến đây, tác giả cũng đã thành công sử dụng được điểm nhìn bên trong để có thể soi chiếu từng nhân vật cũng cùng cách trần thuật hướng nội đã góp phần làm rõ nên được tính cách chính của hai nhân vật trong truyện, một người đã nhận ra được lỗi lầm của bản thân mình và một người có một tấm lòng vị tha sâu sắc. Đó chính là hiện lên của tình cảm, sự cảm thông của những con người trong hoàn cảnh nghèo khổ với nhau.
  42.  
  43. Câu 5: Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm với nhà văn
  44.  
  45. Lời giải chi tiết:
  46.  
  47. Người kể chuyện được coi là hóa thân của tác giả Nam Cao ở trong câu chuyện Đời thừa. Bởi trong truyện, bên cạnh việc thể hiện được tinh thần đồng cảm với hoàn cảnh, sự ăn năn hối lỗi về những sai lầm của nhân vật Hộ thì người kể chuyện cũng đã thể hiện được sự đanh thép, nghiêm khắc thông qua cách xưng hô đối với nhân vật này về sự lầm tưởng của anh ta. Anh ta thực chất không tài giỏi thật sự như anh ta nghĩ, anh chỉ nghĩ rằng mình đang cưu mang nhân vật Tứ nhưng thực chất lại là đang dày vò cuộc sống của cô.
  48.  
  49. Anh tâm tâm niệm niệm về ý nghĩa của văn chương thanh cap của mình nhưng lại quá xa rời với hiện thực tàn khốc của cuộc sống, và đó chính là sai lầm lớn nhất của anh. Tác giả hay cũng chính là người kể chuyện đã mỉa mai, lên án nên sự ngộ nhận ở trong cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật Hộ và đồng thời cũng đã chỉ ra sai lầm ở trong nhận thức của anh từ đó cũng để anh thấy được những lỗi lầm của bản thân mình.
  50.  
  51. Câu 6: Đánh giá giá trị của tác phẩm
  52.  
  53. Lời giải chi tiết:
  54.  
  55. Tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao vừa có tinh thần nhân đạo và vừa có giá trị phê phán hiện thực một cách sâu sắc. Một mặt ông cũng đồng cảm với những con người tự nhìn nhận ra được lỗi lầm to lớn của mình. Nhưng mặt khác, ông cũng đã phê phán những nhóm người trí thức đã đánh mất đi chính mình vì hoàn cảnh éo le. Đồng thời, ông cũng phê phán một cách gay gắt cái xã hội mục nát, đã đẩy con người phải rơi vào những tình thế éo le, nơi mà tất cả mọi thứ đều sẽ bị đổ lỗi cho hoàn cảnh, và ở đó, lí tưởng, khát vọng lớn lao của con người sẽ bị hy sinh, tha hóa bởi những thứ nhỏ nhặt nhưng đen tối trong đời sống. Nam Cao đã thể hiện được đúng bản chất của mình giống như tác giả Nguyễn Minh Châu đã từng nói “tấm lòng thương đời nhất” và “con mắt nhìn đời ác nhất”.
  56.  
  57. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-viet-van-ban-nghi-luan-ve-mot-tac-pham-truyen-sach-ket-noi-tri-thuc-canh-dieu-2195.html

Reply to "Soạn bài: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm t"

Here you can reply to the paste above