Soạn bài ôn tập trang 140 Ngữ văn 11 chân trời sán

From Anonymous, 4 Months ago, written in Plain Text, viewed 55 times.
URL https://paste.intergen.online/view/5e410e06 Embed
Download Paste or View Raw
  1. Sau những bài học lý thuyết hay học những tác phẩm văn học luôn có phần ôn tập giúp các em có thể vận dụng những kiến thức từng học để tự rèn luyện và sửa lỗi sai. Bởi vậy, VUIHOC viết bài viết này cũng nhằm mục đích giúp các em Soạn bài ôn tập trang 140 Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, cùng theo dõi ngay nhé!
  2.  
  3. Soạn bài ôn tập trang 140 Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
  4. Soạn bài ôn tập trang 140 Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
  5.  
  6. Câu 1 trang 140 Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  7. Đọc lại những văn bản kịch đã học và điền thông tin phù hợp vào trong bảng dưới đây (làm vào vở):
  8. Văn bản Cốt truyện Xung đột
  9. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
  10. Bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm đã khuyên Vũ Như Tô đi trốn, nhưng ông không chịu nghe vì không tin là mình mang tội, bị căm ghét và thù oán. Khi hiểu ra sự thật thì lúc đó đã quá muộn, Cửu Trùng Đài thì bị đốt, Vũ Như Tô cũng đành phải chấp nhận ra pháp trường.
  11.  
  12. Tác phẩm xoay quanh bi kịch của một người nghệ sĩ có tài nhưng lại thiếu mất tầm nhìn nhận cuộc sống - Vũ Như Tô. Vũ Như Tô theo lệnh của Lê Tương Dực, dựng lên Cửu Trùng Đài giúp vua quan hưởng lạc và vui chơi với các cung nữ.
  13. Dẫu tưởng đây chỉ là cái cớ để Vũ Như Tô có thể thể hiện tài năng của mình nhưng lại chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa người nghệ sĩ với toàn thể nhân dân, cũng chính là lý do dẫn đến bi kịch bi thảm cho cuộc đời Đan Thiềm, Vũ Như Tô cũng như sự cháy rụi của Cửu Trùng Đài
  14. Nhân dân lao động mâu thuẫn với tầng lớp vua chúa thời phong kiến
  15. Vũ Như Tô mâu thuẫn với những người phu phen bị bắt bớ và phu dịch nhằm xây Cửu Trùng Đài → Mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu với đời sống hiện thực của con người.
  16. Sống hay không sống - đó là vấn đề
  17. Cho rằng cái chết của vua cha là điều rất đáng ngờ, Hăm-lét một mặt băn khoăn phải lựa chọn giữa “sống” hay “không sống”, mặt khác chàng giả điên và lên kế hoạch để điều tra sự thật, phía vua Clô-đi-út cũng có phần nghi ngờ Hăm-lét và tìm cách để đối phó với chàng.
  18.  
  19. Thông qua nhân vật Hăm-lét, tác giả muốn phản ánh một chế độ dã man thời trung cổ, một hiện thực vô cùng khốc liệt, một xã hội đầy rẫy những hoang mang, lo âu - xã hội mà con người ta sẵn sàng giẫm đạp lên chính mạng sống của người khác để đạt được lợi ích cho bản thân mình
  20.  
  21. Lí tưởng mâu thuẫn với hiện thực xã hội: đó là mâu thuẫn xảy ra giữa việc đứng lên phản kháng với hiện thực vô cùng xấu xa với lý tưởng nhân văn được thể hiện rõ ràng trong việc đấu tranh tư tưởng của chàng Thái tử Hăm-lét
  22. Hiện thực xấu xa, tồi tàn và thối nát được hiện thực hóa thông qua việc phân tích suy nghĩ cũng như hành động của nhân vật Hăm-lét
  23. Sống hay không sống - đó là vấn đề
  24. Cho rằng tình yêu của Luy-dơ và Phéc-đi-năng sẽ có một kết cục bất hạnh, nhạc công Mi-le đã khuyên Luy-dơ từ bỏ tình yêu, nhưng nàng nhất định không nghe theo lời cha. Tể tướng Van-te, cha của Phéc-đi-năng không chấp nhận chuyện tình yêu của con trai, tìm mọi cách ngăn cản.
  25.  
  26. Sự đấu tranh cùng sức mạnh phi thường của nhân vật Phéc-đi-năng - người xuất thân vô cùng quyền quý. Phéc-đi-năng có thể đổi lấy mạng sống của mình chỉ để chiến thắng được bạo quyền, sự ngăn cấm của cha vì khát vọng tự do và hạnh phúc của chính mình
  27.  
  28. Quan điểm trong tình yêu của Luy-đơ mâu thuẫn với quan điểm của cha mẹ.
  29. Quan điểm bảo vệ, dám hy sinh để bảo vệ tình yêu và danh dự cho Phéc-đi-năng mâu thuẫn với sự ngăn cấm và bạo quyền của người cha làm Tể tướng.
  30. Câu 2 trang 140 Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  31. Kẻ bảng dưới đây vào vở, sau đó liệt kê một số hành động và lời thoại tiêu biểu, từ đó, khái quát tính cách của những nhân vật:
  32. Nhân vật chính Hành động, lời thoại Tính cách
  33. Vũ Như Tô
  34. Tin vào sự quang minh chính đại trong việc làm của bản thân, nghi ngờ lời khuyên của Đan Thiềm, vẫn luôn nuôi hy vọng xây đài.
  35.  
  36. Khi hiểu ra sự thật thì tuyệt vọng và chấp nhận cái chết.
  37.  
  38. Khi bị bắt:
  39. Vũ Như Tô - Xin đa tạ tấm lòng người tri kỷ. Đan Thiềm, xin cùng bà vĩnh biệt (tâm trạng buồn rầu, trấn tĩnh ngay)
  40. Vũ Như Tô (đầy sự hi vọng) - Dẫn ta ra mắt An Hòa Hầu, để ta phân trần, để ta giảng giải, cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì….”
  41. Chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt:
  42. Vũ Như Tô (nhìn ra và rú lên) - Đốt thực rồi! Đối thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!
  43. Vũ Như Tô không hề nghĩ rằng việc mình xây Cửu Trùng Đài lại mang tội.
  44.  
  45. → Không chịu khuất phục và ngoan cố chứng minh sự quang minh chính đại của bản thân tới cuối cùng mới nhận ra được vấn đề.
  46.  
  47. → Khát vọng sáng tạo nghệ thuật đến mức mê muội và ảo tưởng.
  48.  
  49. → Nhân cách vô cùng cứng cỏi nhưng sống tình nghĩa.
  50.  
  51. Hăm-lét
  52. Hăm-lét nhận ra rằng xã hội ấy không còn có sự công bằng, chỉ còn chỗ cho những thế lực xấu xa và con người sẵn sàng giẫm đạp lên nhau để có thể đạt được mong muốn của mình mà không trừ bất cứ thủ đoạn nào. Vì vậy Hăm-lét biết mình cần phải vận dụng trí thông minh thay vì phải công khai trực chiến.
  53.  
  54. Việc giả điên sẽ giúp cho Thái tử tránh được sự quan sát và theo dõi của Clô-đi-út cùng bọn tay sai.
  55.  
  56. Lời thoại: “Sống hay không sống - đó là vấn đề”
  57.  
  58. Hăm-lét hiện ra là một người thông minh, mưu trí, chàng đã lựa chọn con đường “cầm vũ khí đứng lên” bằng kế hoạch mà chàng đã vạch sẵn.
  59. Việc phân tích nhân vật Hamlet đã cho người đọc nhìn nhận được thực tế trong đôi mắt của Hamlet, để rồi từ đó thấy rằng trong tâm hồn của chàng toàn những đớn đau và bi quan, chất chứa đầy trăn trở.
  60. → Can đảm dám đối mặt với bản thân và với nghịch cảnh. Coi trọng lương tri cùng sự thật.
  61.  
  62. Phéc-đi-năng
  63.  
  64. Chỉ trích hành động của cha mình chính là Tể tưởng
  65. Sẵn sàng chết cùng với Luy-đơ chứ nhất quyết không chịu khuất phục trước bạo quyền.
  66. Dùng thanh kiếm của sĩ quan để xin cha.
  67. Xin chúa chứng giám và uy hiếp cả Tể tướng.
  68. → Bảo vệ Luy-dơ tới cùng. Dùng hành động quyết liệt nhằm chống trả lại Tể tướng Phôn Vôn-te cho dù người đó có là cha mình
  69.  
  70. Lời thoại: “Cha vẫn cương quyết không chuyển chẳng?” hoặc “Xin chúa cao cả chứng giám cho tôi…”
  71. Phéc-đi-năng hiện lên với một vẻ ngỗ nghịch, sẵn sàng cãi lời cha thậm chí là muốn cầm kiếm lên để đấu tranh với cha nhưng tất cả đều vì tình yêu và sự tự do của chàng với Luy-đơ.
  72. Phéc-đi-năng là một chàng trai dũng cảm, kiên cường và sẵn sàng đổi cả mạng sống của bản thân để đòi lại công bằng, đòi lại sự tự do và tình yêu của mình.
  73. → Trân trọng và tin tưởng người yêu
  74.  
  75. Trọng danh dự và công bằng
  76.  
  77. Can đảm, mạnh mẽ, dám chống trả cường quyền…
  78.  
  79. Câu 3 trang 140 Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  80. Thông qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống – đó là vấn đề và Âm mưu và tình yêu, hãy làm rõ hiệu ứng thanh lọc trong thể loại kịch.
  81. Trả lời:
  82.  
  83. Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch đã được thực hiện thông qua những chấn động về mặt cảm xúc một cách mạnh mẽ mà bi kịch gây ra trong tâm hồn của tác giả.
  84. Thông qua những văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, hiệu ứng thanh lọc đã được thể hiện thông qua:
  85. Việc khéo léo xây dựng những tình huống để đẩy nhân vật bi kịch vào nhiều tình huống truyện cao trào.
  86. Cả 3 văn bản đều đem tới cho người đọc những cảm xúc hết sức mạnh mẽ: thương xót và lo ngại trước tình cảnh của từng nhân vật. Khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị vô cùng tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời, đau đớn trước sự hủy diệt của những giá trị ấy.
  87. Từ các tình huống và kết quả của nhân vật bi kịch đã tác động mạnh mẽ đến người đọc/ người xem làm cho người đọc/ người xem có thể rút ra được bài học cho bản thân, cảnh giác và đề phòng trước những lỗi lầm mà mình đã gặp phải. Từ đây, khán giả có thể giải tỏa được sự xót thương và nỗi sợ hãi thường tình hay có thêm động lực nhằm phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần vô cùng lớn lao ấy.
  88. Câu 4 trang 140 Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  89. Khi sử dụng ngôn ngữ viết, chúng ta cần phải lưu ý những gì?
  90. Trả lời:
  91.  
  92. Những điểm cần lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ viết là:
  93.  
  94. Ngôn ngữ viết cần được chăm chút, trau chuốt, chỉnh sửa để đảm bảo tính chính xác và sự rõ ràng. Việc sử dụng từ ngữ chính xác, cấu trúc và cách sắp xếp ý kiến hợp lý
  95. Ngôn ngữ viết cần phù hợp với ngữ cảnh và mục đích sử dụng.
  96. Không sử dụng ngôn ngữ khẩu ngữ và địa phương giúp đảm bảo rằng văn bản có thể hiểu được bởi nhiều đối tượng độc giả hơn và không gây hiểu lầm.
  97. Sử dụng từ ngữ phù hợp với phong cách ngôn ngữ như trong văn bản học thuật, cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng và chính xác.
  98. Ngôn ngữ viết sử dụng các dấu câu và kí hiệu văn tự để phân cách, nhấn mạnh để truyền đạt thông điệp một cách chính xác và tránh hiểu lầm.
  99. Trong thực tế có hai trường hợp về việc sử dụng ngôn ngữ:
  100. Ngôn ngữ nói được lưu lại bằng chữ viết (đối thoại giữa các nhân vật trong truyện, ghi lại những cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện được ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và khai thác ưu thế của nó.
  101. Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bởi lời nói miệng (thuyết trình trước một tập thể, đọc văn bản và báo cáo...). Lời nói đã tận dụng được hết ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn và sắp xếp...), đồng thời vẫn phối hợp đầy đủ các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (bao gồm cử chỉ, nét mặt và ngữ điệu).
  102. Câu 5 trang 140 Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  103. Cần lưu ý những điều gì khi muốn viết một văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim?
  104. Trả lời:
  105.  
  106. Khi viết một văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim, cần phải lưu ý những điều sau đây:
  107.  
  108. Cần xác định được đề tài một cách rõ ràng và lựa chọn tác phẩm phù hợp với chủ đề, cần nắm được nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc và có độ dài vừa phải
  109. Nội dung: Nêu và nhận xét được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học hoặc bộ phim.
  110. Hình thức: Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, trình bày hợp lý,...
  111. Cần nêu rõ được luận điểm và triển khai ít nhất hai luận điểm để làm sáng tỏ luận đề của bài viết sau đó cần khẳng định lại luận đề một lần nữa.
  112. Sau khi viết bài, cần xem xét lại kỹ càng và chỉnh sửa những lỗi xuất hiện trong quá trình viết bài.
  113. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-on-tap-trang-140-ngu-van-11-chan-troi-sang-tao-2367.html

Reply to "Soạn bài ôn tập trang 140 Ngữ văn 11 chân trời sán"

Here you can reply to the paste above