Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chương trình sách

From Anonymous, 2 Months ago, written in Plain Text, viewed 40 times.
URL https://paste.intergen.online/view/59650fca Embed
Download Paste or View Raw
  1. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chương trình sách mới dưới đây sẽ phân tích chi tiết về nội dung cũng như nghệ thuật có trong vở kịch Vĩnh biệt Cửu trùng đài của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
  2.  
  3.  
  4. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chương trình sách mới
  5.  
  6.  
  7.  
  8.  
  9. Mục lục bài viết
  10.  
  11. 1. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tìm hiểu chung
  12.  
  13. 1.1 Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
  14.  
  15. 1.2 Tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
  16.  
  17. 2. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài kết nối tri thức
  18.  
  19. 2.1 Trả lời câu hỏi trong khi đọc văn bản
  20.  
  21. 2.2 Trả lời câu hỏi sau khi đọc văn bản
  22.  
  23. 2.3 Kết nối đọc viết trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  24.  
  25. 3. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chân trời sáng tạo
  26.  
  27. 3.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc văn bản
  28.  
  29. 3.2 Trả lời câu hỏi khi đọc văn bản
  30.  
  31. 3.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc văn bản
  32.  
  33. 4. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cánh diều
  34.  
  35. 4.1 Trả lời câu hỏi đọc hiểu
  36.  
  37. 4.2 Trả lời câu hỏi cuối bài
  38.  
  39.  
  40.  
  41. 1. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tìm hiểu chung
  42. 1.1 Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
  43.  
  44.  
  45.  
  46. a. Tác giả
  47.  
  48. - Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912 mất năm 1960 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
  49.  
  50. - Từ năm 18 tuổi ông đã tham gia các hoạt động yêu nước ở Hải Phòng.
  51.  
  52. - Đến năm 1945 ông tham gia biên tập cho tạp chí Tiên Phong Văn hóa cứu quốc.
  53.  
  54. - Sau cách mạng thành công ông nắm vị trí Tổng thư ký Ban trung ương đời sống mới.
  55.  
  56. - Đến năm 1954 ông làm ủy viên của Hội nhà văn Việt Nam.
  57.  
  58. b. Sự nghiệp sáng tác
  59.  
  60. - Chủ đề cảm hứng chủ yếu của ông là viết về lĩnh vực lịch sử nhằm bày tỏ lòng yêu nước và triết lý sống của bản thân.
  61.  
  62. - Ông có các tác phẩm nổi tiếng như: Kịch Vũ Như Tô sáng tác năm 1941, kịch Bắc Sơn sáng tác năm 1946, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô viết năm 1961,...
  63.  
  64. 1.2 Tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
  65. a. Hoàn cảnh ra đời
  66.  
  67. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã sử dụng một câu chuyện có thật vào năm 1516 để làm cốt truyện. Đây là năm vua Lê Tương Dực đã sai Vũ Như Tô xây điện có 100 nóc cùng với công trình quy mô đồ sộ Cửu Trùng Đài để thỏa mãn sự ăn chơi sa đọa của mình.
  68.  
  69. b. Tóm tắt
  70.  
  71. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Vũ Như Tô. Ông là một kiến trúc sư đại tài của thời đại, là một người nghệ sĩ chính trực trọng tình trọng nghĩa. Nhưng ông lại sinh ra ở thời loạn lạc có vua là bạo quân Lê Tương Dực sống xa hoa trụy lạc. Vua đã sai ông, ép ông xây dựng một công trình lớn có tên Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Một phần do bị ép, một phần muốn cống hiến năng lực của bản thân cho các công trình của đất nước, Vũ Như Tô đã hết lòng xây dựng Cửu trùng đài. Nhưng thực tế, công trình này lại làm cho dân chúng thêm cực khổ, khiến nhân dân phẫn nộ quyết nổi dậy thiêu rụi Cửu trùng đài, xử tử Vũ Như Tô.
  72.  
  73. c. Giá trị nội dung và nghệ thuật
  74.  
  75. - Giá trị nội dung: Qua bi kịch của nhân tài Vũ Như Tô, tác giả đã nêu lên một vấn đề nhức nhối về khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống. Sự khác nhau giữa nghệ thuật thẩm mỹ cao siêu với thực tế đói nghèo của nhân dân.
  76.  
  77. - Giá trị nghệ thuật:
  78.  
  79. Tác giả đã xây dựng chuỗi mâu thuẫn liên tục để đẩy tấn bi kịch lên tận cùng.
  80. Sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, có tính khái quát tổng hợp.
  81. Các nhân vật được xây dựng hình ảnh rất khéo léo, được khắc họa tính cách chân thực thông qua từng chi tiết ngôn ngữ, tâm trạng và cả hành động.
  82. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-vinh-biet-cuu-trung-dai-chuong-trinh-sach-moi-2360.html

Reply to "Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chương trình sách"

Here you can reply to the paste above