Soạn bài tự đánh giá Thề nguyền sách cánh diều

From Anonymous, 6 Months ago, written in Plain Text, viewed 76 times.
URL https://paste.intergen.online/view/516d8197 Embed
Download Paste or View Raw
  1. Thề nguyền là đoạn trích miêu tả những ước hẹn tình cảm trong sáng giữa Thúy Kiều và Kim Trọng trong tác phẩm Truyện Kiều. Để hiểu rõ hơn về đoạn trích này, mời bạn cùng tham khảo Soạn bài tự đánh giá Thề nguyền trong sách cánh diều 11 tập 1.
  2. Soạn bài tự đánh giá Thề nguyền sách cánh diều
  3.  
  4. Câu 1 trang 61 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  5. Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?
  6. Đáp án B: Rèm the
  7.  
  8. Câu 2 trang 61 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  9. Trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường/ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, từ “hoa” được dùng với biện pháp tu từ nào?
  10. Đáp án B: Hoán dụ
  11.  
  12. Câu 3 trang 61 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  13. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với đêm thề nguyền của Kim Trọng – Thúy Kiều trong đoạn trích?
  14. Đáp án A: Giản dị, thân mật
  15.  
  16. Câu 4 trang 61 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  17. Những hành động “vội rủ rèm the”, “Xăm xăm băng lối vườn khuya”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” cho thấy trong tình yêu, Thúy Kiều là người như thế nào?
  18. Đáp án C: Mạnh dạn và chủ động
  19.  
  20. Câu 5 trang 63 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  21. Câu thơ “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?
  22. Câu thơ “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” đã nói lên tâm trạng sợ hãi, lo âu khi phải cách xa người mình yêu thương của Thúy Kiều
  23.  
  24. Câu 6 trang 63 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  25. Bình luận nhận định sau của Hoài Thanh: “Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân.” (Trích Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn).
  26. Tình cảm sâu đậm sắc son của Thúy Kiều với Kim Trọng đã được thể hiện qua hành động “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang nhà Kim Trọng. Đây là hành động phá cách, dũng cảm của nàng bởi trong thời phong kiến hà khắc với phụ nữ, mọi hành động của họ phải trong chuẩn mực thì nàng lại dám lén lút sang gặp người thương trong khuya tối.
  27.  
  28. Những tính từ “xăm xăm”, động từ “băng” được nhà thơ khéo léo đặt cạnh nhau khiến cho người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy được sự khẩn trương gấp gáp của Thúy Kiều. Nàng giống như đang chạy đua với thời gian để gặp người mình yêu, để sớm có thể bày tỏ và tiếp nhận tình yêu đời mình.
  29.  
  30. Nhưng sự chủ động vội vã này cũng phần nào khiến cho ta cảm nhận được sự bất ổn của cuộc tình, sự vội vã khi đến chóng nhưng cũng dễ chóng đi mất trong tình cảm của Thúy Kiều và Kim Trọng.
  31.  
  32. Câu 7 trang 63 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  33. Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền.
  34. Đại thi hào Nguyễn Du đã tinh tế khéo léo trong việc lựa chọn không gian cho buổi nguyện thề của Thúy Kiều và Kim Trọng. Đó là vào một đêm trăng sáng, vầng trăng như là nhân chứng cho tình yêu của cặp đôi.
  35.  
  36. Tình yêu trong sáng đến từ cả hai phía này đã mạnh mẽ vượt qua những lễ giáo khắt khe của phong kiến. Chính khung cảnh đặc biệt đẹp này khiến cho lời thề nguyền của cặp đôi trở nên đẹp hơn, thiêng liêng hơn.
  37.  
  38. Câu 8 trang 63 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  39. Phân tích tác dụng nghệ thuật của hình tượng "trăng" trong đoạn trích Thề nguyền
  40. Hình ảnh vầng trăng tròn thường khiến cho người đọc liên tưởng đến ngày trung thu, ngày tết đoàn viên của đất nước Việt Nam ta. Chính vì vậy hình tượng “trăng” xuất hiện trong đoạn trích Thề nguyền như tượng trưng cho mong ước sum vầy, mỹ mãn hạnh phúc cũng như tình yêu của Thúy Kiều - Kim Trọng cũng trong, sáng như ánh trăng ngày rằm.
  41.  
  42. Vầng trăng đó chính là nhân chứng cũng như là hình tượng cho tình yêu không bao giờ đổi thay. Là minh chứng cho tình yêu của cặp trai tài gái sắc hiếm có khó tìm.
  43.  
  44. Câu 9 trang 63 SGK Văn 11/1 Cánh diều
  45. Nêu suy nghĩ của em về tình yêu Thúy Kiều - Kim Trọng qua văn bản Thề nguyền.
  46. Chỉ qua đoạn trích ngắn mô tả lời thề nguyền của Thúy Kiều - Kim Trọng ta có thể dễ dàng thấy được sức mạnh của tình yêu đôi lứa. Tình yêu đó mạnh đến mức có thể khiến cho một cô gái sinh ra và lớn lên trong sự kìm kẹp của lễ giáo phong kiến có thể dũng cảm chạy về phía người mình yêu, có thể phản kháng tục lệ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” từ ngàn đời xưa.
  47.  
  48. Tình yêu mà đến từ hai phía khiến cho mọi lễ giáo, ngăn cấm của những người xung quanh cũng không thể ngăn cản họ. Con người ta dù sống trong thời đại nào, dù gái hay trai cũng luôn có mưu cầu hạnh phúc, luôn nỗ lực đi tìm tình yêu của đời mình.
  49.  
  50. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-tu-danh-gia-the-nguyen-sach-canh-dieu-2322.html

Reply to "Soạn bài tự đánh giá Thề nguyền sách cánh diều"

Here you can reply to the paste above