Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11

From Anonymous, 4 Months ago, written in Plain Text, viewed 54 times.
URL https://paste.intergen.online/view/4bd16165 Embed
Download Paste or View Raw
  1. Bài Thực hành tiếng Việt trang 70 sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp cho các bạn có thể dễ dàng trong viết văn trong chương trình học. Bài viết này, VUIHOC sẽ giúp các bạn có thể soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 chương trình ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo cùng một số hướng dẫn giải câu hỏi trong sách để tham khảo, cùng theo dõi nhé!
  2.  
  3. Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11 Chân trời sáng tạo
  4. Mục lục bài viết
  5. 1. Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11 Chân trời sáng tạo
  6. 1.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  7. 1.2 Câu 2 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  8. 1.3 Câu 3 trang 71 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  9. 1.4 Câu 4 trang 71 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  10. 2. Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11 Chân trời sáng tạo: Từ đọc đến viết
  11. 2.1 Đoạn văn 1
  12. 2.2 Đoạn văn 2
  13. 2.3 Đoạn văn 3
  14. 2.4 Đoạn văn 4
  15. 1. Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11 Chân trời sáng tạo
  16. 1.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  17. Có một số những trường hợp ngôn ngữ nói đã được ghi lại bằng chữ viết. Hãy lấy ví dụ và chỉ ra được những dấu hiệu để nhận biết ngôn ngữ nói chung ở trong các trường hợp đó.
  18.  
  19. Lời giải chi tiết:
  20.  
  21. Trích từ tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài:
  22.  
  23. “Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
  24.  
  25. - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn[22] có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
  26.  
  27. Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
  28.  
  29. - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi! Đào tổ nông thì cho chết! “
  30.  
  31. → Ngôn ngữ văn nói được lưu bằng dưới hình thức chữ viết (đối thoại của các nhân vật ở trong trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn và tọa đàm, ghi lại những cuộc nói chuyện trong tác phẩm...) văn bản được viết nhằm thể hiện lên được ngôn ngữ nói ở trong những biểu hiện khá sinh động, cụ thể, khai thác nên được những ưu thế của nó.
  32.  
  33. 1.2 Câu 2 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  34. Lời thoại của các nhân vật ở trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào ở trong ngôn ngữ nói?
  35.  
  36. a. – Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.
  37.  
  38. - Cám ơn nhé, Nhật Giang!
  39.  
  40. Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:
  41.  
  42. - Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?
  43.  
  44. Tôi cười, không đáp.
  45.  
  46. - À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?
  47.  
  48. - Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.
  49.  
  50. (Bảo Ninh, Giang)
  51.  
  52. b. Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay vò trán lia lịa.
  53.  
  54. - Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!
  55.  
  56. Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:
  57.  
  58. - Tía ơi, đốt nó đi, tía!
  59.  
  60. Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:
  61.  
  62. - Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…
  63.  
  64. (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
  65.  
  66. Lời giải chi tiết:
  67.  
  68. Lời thoại của các nhân vật có trong các đoạn trích trên có chứa những đặc điểm đặc trưng của ngôn ngữ nói. Cụ thể như:
  69.  
  70. - Cả hai đoạn trích ở trên đều là những lời nói thường gặp ở trong quá trình giao tiếp hằng ngày của mỗi người, ở đó người nói và người nghe sẽ được tiếp xúc một cách trực tiếp với nhau và họ cũng có thể luân phiên với nhau trong ở hai vai trò nghe và nói.
  71.  
  72. - Vô cùng đa dạng ở trong ngữ điệu. Từ các câu văn ở trên mà có thể biết được người nói họ đang mang trong mình cảm xúc gì, nội dung đang đề đó nó quan trọng như thế nào → góp phần bổ sung và bộc lộ được chính xác thông tin hơn.
  73.  
  74. - Sử dụng bổ sung thêm những từ ngữ đa dạng, tự do về mặt ngôn luận, có nhiều những lớp từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ, có cả các từ ngữ địa phương…
  75.  
  76. a. - Sử dụng khẩu ngữ, được sử dụng thường xuyên ở trong giao tiếp mỗi ngày.
  77.  
  78. - Sử dụng một số thán từ.
  79.  
  80. - Kết hợp thêm với các phương tiện phi ngôn ngữ ví dụ như: nụ cười, cử chỉ.
  81.  
  82. - Sử dụng khá đa dạng về thành phần ngữ điệu.
  83.  
  84. b. - Sử dụng một số những từ ngữ địa phương đặc trưng.
  85.  
  86. - Sử dụng khá đa dạng về thành phần ngữ điệu.
  87.  
  88. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-70-sach-van-11-chan-troi-sang-tao-2301.html

Reply to "Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11"

Here you can reply to the paste above