Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức

From Anonymous, 2 Months ago, written in Plain Text, viewed 39 times.
URL https://paste.intergen.online/view/47c558f9 Embed
Download Paste or View Raw
  1. Bài viết soạn bài dương phụ hành dưới đây sẽ khái quát được nội dung của tác phẩm cũng như nói về góc nhìn của tác giả Cao Bá Quát khi ông ở một đất nước xa lạ về mọi mặt.
  2.  
  3. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức
  4. Mục lục bài viết
  5. 1. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: Tìm hiểu chung
  6. 1.1 Tác giả Cao Bá Quát
  7. 1.2 Tác phẩm Dương phụ hành
  8. 2. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: trả lời câu hỏi trước khi đọc
  9. 2.1 Câu 1 trang 107 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  10. 2.2 Câu 2 trang 107 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  11. 3. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: trả lời câu hỏi trong khi đọc
  12. 3.1 Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây.
  13. 3.2  Hình dung về nhân vật trữ tình.
  14. 4. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: trả lời câu hỏi sau khi đọc
  15. 4.1 Câu 1 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  16. 4.2 Câu 2 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  17. 4.3 Câu 3 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  18. 4.4 Câu 4 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  19. 4.5 Câu 5 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  20. 4.6 Câu 6 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  21. 5. Kết nối đọc viết trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  22. 1. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: Tìm hiểu chung
  23. 1.1 Tác giả Cao Bá Quát
  24. - Cao Bá Quát sinh năm 1809 mất năm 1855 tại Gia Lâm, Hà Nội ngày nay. Ông có tự là Chu Thần, tên hiệu là Mẫn Hiên còn hiệu là Cúc Đường.
  25.  
  26.  
  27.  
  28. - Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng vốn là một cậu bé thông minh lại chăm chỉ hiếu học nên ông rất cố gắng tham gia nhiều kỳ thi khác nhau. Nhưng đều trượt và sau nhiều lần bị giam giữ ông cũng giữ khá nhiều chức vụ khác nhau trong chế độ triều đình nhà Nguyễn.
  29.  
  30. - Ông là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương nên Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn xử trảm.
  31.  
  32. - Tác giả Cao Bá Quát được đánh giá là một trong những nhà thơ nổi tiếng, là biểu tượng của nền văn học Việt Nam thế kỷ XIX.
  33.  
  34. - Ngòi bút của ông chủ yếu dùng để phê phán chế độ đương thời bảo thủ, trì trệ khiến đất nước suy yếu, nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Thêm vào đó, thơ ông còn phản ảnh rõ sự đổi thay trong suy nghĩ của con người và nhắc rằng đây là lúc thời đại cũng cần thay đổi để phù hợp hơn với sự phát triển.
  35.  
  36. 1.2 Tác phẩm Dương phụ hành
  37. a, Thể loại: Hành - một thể thơ Cổ phong
  38.  
  39. b, Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác năm 1844 khi tác giả Cao Bá Quát có dịp đi công tác tại Indonesia theo phái bộ của Đào Phú Trí.
  40.  
  41. c, Bố cục: Có thể chia thành hai phần
  42.  
  43. Phần một gồm bảy câu thơ đầu tiên là lời miêu tả của tác giả về hình ảnh người phụ nữ phương Tây.
  44.  
  45. Phần hai chỉ có câu thơ cuối cùng dùng để nói lên tâm trạng của nhà thơ.
  46.  
  47. d, Giá trị nội dung và nghệ thuật
  48.  
  49. - Giá trị nội dung:
  50.  
  51. Bộc lộ được vẻ đẹp nhân văn trong một tâm hồn tri thức ngang tàng nhưng đầy phóng khoáng của tác giả.
  52.  
  53. Bài thơ tuy ngắn nhưng đã thể hiện được khát khao hạnh phúc trong một con người. Niềm hạnh phúc đấy không phân biệt giới tính, màu da, quốc tịch mà đều tựu chung hướng về hạnh phúc gia đình.
  54.  
  55. Đó là giá trị nhân văn khi nói lên được vẻ đẹp mỏng manh của phái nữ cần được bảo vệ yêu chiều.
  56.  
  57. - Giá trị nghệ thuật:
  58.  
  59. Ngôn ngữ được tác giả chọn lọc rất linh hoạt nhưng đầy mạnh mẽ có thể thể hiện được sắc thái tình cảm của tác giả, mang đậm tính cá nhân của ông.
  60.  
  61. Lối viết đơn giản dễ hiểu nhưng lại hàm chứa ý nghĩa rất sâu sắc.
  62.  
  63. >> Xem thêm: Soạn bài ngữ văn 11
  64.  
  65. 2. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: trả lời câu hỏi trước khi đọc
  66. 2.1 Câu 1 trang 107 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  67. Theo bạn, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thể nào trước những gì được gặp, được thấy?
  68.  
  69. - Theo em, khi chúng ta đi đến một nơi hoàn toàn mới, hoàn toàn khác với nền văn hóa mình từng sống thì cảm xúc đầu tiên của mỗi người sẽ là sự so sánh. So sánh cái mới với cái cũ, so sánh cái quen thuộc với cái xa lạ. Sau đó chúng ta sẽ cảm thấy tò mò khi thấy những điều mà ta chưa từng thấy, mình sẽ muốn khám phá nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn. Và rồi dù sự so sánh đó xấu hơn hay tốt hơn thì ta cũng sẽ có cảm giác bồi hồi, nhớ nhung quê hương của mình.
  70.  
  71. Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi sớm môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT đạt 9+ nhé!
  72.  
  73.  
  74.  
  75. 2.2 Câu 2 trang 107 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
  76. Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hoá giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó.
  77.  
  78. Trong một lần có dịp trải nghiệm một tour “săn tây” ở Hồ Gươm, em có cơ hội được trò chuyện với rất nhiều người phương Tây đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Và câu nói mà họ dùng để mở đầu câu chuyện thường là “bạn khỏe không”, “gia đình bạn khỏe không”. Em đã khá ngạc nhiên vì theo cách trò chuyện thông thường của phương Đông thì câu hỏi đó chỉ dùng với những người thân quen, họ hiểu về tình trạng thực tế của mình. Khi em trả lời theo hướng “tôi khỏe”, “bố mẹ tôi sức khỏe rất tốt” thì đến lượt họ bất ngờ.
  79.  
  80. Sau đó em mới hiểu được, câu hỏi đó chỉ có nghĩa giống câu “Xin chào” mà ta thường dùng để chào hỏi nhau chứ không có ý nghĩa hỏi sâu xa về tình hình gia đình mình.
  81.  
  82. 3. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: trả lời câu hỏi trong khi đọc
  83. 3.1 Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây.
  84. Các chi tiết được dùng để miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây có thể kể đến là: mặc “áo trắng phau”, hành động “kéo áo” - “tựa vai chồng” - “rì rầm nói chuyện” - “uốn éo”, “tay cầm cốc sữa”,...
  85.  
  86. 3.2  Hình dung về nhân vật trữ tình.
  87. Nhân vật trữ tình hiện ra là một người chuẩn gốc phương Đông, không chỉ mang dòng máu phương Đông mà còn lớn lên và thấm nhuần phong tục tập quán, phong cách sống truyền thống của người phương Đông. Vốn người phương Đông rất coi trọng sự riêng tư, lễ nghi và rất quan tâm đến ánh nhìn của những người xung quanh. Nên khi nhìn thấy những hành động lả lướt, phóng khoáng của những thiếu phụ nơi đây, họ đã thấy rất bất ngờ. Bởi đối với văn hóa phương Đông nói chung và nhân vật trữ tình nói riêng thì những hành động là khiếm nhã, là rất bất lịch sự, là những hành động chỉ nên xuất hiện trong ngôi nhà đóng cửa không người.
  88.  
  89. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-duong-phu-hanh-sach-ket-noi-tri-thuc-2352.html

Reply to "Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức"

Here you can reply to the paste above