- Tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được biết đến để nói về nỗi oan của Thị Kính và phải nuôi con cho Thị Mầu. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu chương trình ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, hãy theo dõi nhé!
- Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Văn 11 sách chân trời sáng tạo
- Mục lục bài viết
- Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Văn 11 sách chân trời sáng tạo
- 1. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 2. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 3. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 4. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- 5. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Văn 11 sách chân trời sáng tạo
- Nội dung chính của văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: Văn bản đã phản ánh cái nhìn rất chân thực về một xã hội đầy oan trái. Mở đầu câu chuyện khởi nguồn cho cuộc đời đầy ai oán của nhân vật Thị Kính. Thị Kính là con gái của một gia đình nghèo, cô lấy chồng là con trai của một Phú ông. Vì bị nghi oan khi cắt râu mọc ngược cho chồng thành có ý định ám sát chồng nên Thị Kính đã bị đuổi và quyết định đi tu sau đó đã đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ, ở trong làng có một cô gái tên Thị Mầu rất lẳng lơ, lỡ dở rồi có con với người đầy tớ, vì có tâm tình ý tứ với Kính Tâm nhưng nàng ta không được đáp lại bèn vu oan cho Kính Tâm rằng đã làm mình có chửa. Vốn là một chú tiểu đi tu hàng ngày hàng đêm chỉ nghe tiếng “tụng niệm khấn nguyền” thì làm sao mà gây nên được cơ sự đó. Thương cho đứa trẻ bị bỏ rơi khi còn bé cũng “chẳng đành”, Kính Tâm đã bỏ qua lời bàn tán xung quanh, vì “trong dạ hiếu sinh” nên đã một tay nuôi nấng đứa trẻ lớn lên.
- Dù là một đứa con “khác máu”, dù có bị sư thầy nghi ngờ đi nữa nhưng Kính Tâm cũng một mực tâm niệm cho rằng cho dù có xây nên chín tháp “phù đồ” cũng không có bằng cứu rỗi một sinh mệnh nhỏ bé. Kính Tâm đã chăm sóc cho đứa trẻ giống như “giọt màu tình thân”, mong sao cho đứa trẻ khi lớn lên trở thành người tốt, “cơ cầu” giỏi giang. Bằng những ca từ bình dị nhưng cũng không kém phần sắc sảo, đoạn trích đã lột tả rõ nét nhất số phận đầy nghiệt ngã của Kính Tâm, điển hình cho những số phận của người phụ nữ thời xưa. Qua đó, tác giả đã thể hiện quan niệm dù cho có khó khăn đến đâu chỉ cần chúng ta sống với cái tâm thật thiện lành thì mọi chuyện cũng sẽ được hóa giải.
- - Giá trị nội dung Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: Văn bản đã kể về việc cô Thị Mầu đã mang thai, bị làng bắt lại phạt nên đã khai liều là con của Kính Tâm. Thị Mầu đã sinh con mang tới chùa đổ vạ cho Thị Kính, Thị Kính trong suốt ba năm trời ròng rã đi xin sữa nuôi con, cuối cùng vì thân tàn lực kiệt, viết thư bộc bạch và để lại cho cha mẹ rồi cũng chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết được Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng siêu thoát.
- - Giá trị nghệ thuật Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: Nghệ thuật sáng tác độc đáo của tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu cực kỳ thành công khi đã khắc họa nên nhân vật Thị Kính, sự kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa những yếu tố tự sự, trữ tình, cách kể chuyện dễ hiểu và dễ đi sâu vào trong tâm lí con người, giúp cho câu chuyện trở nên khá dễ nghe, dễ đọc và dễ hiểu hơn sau khi đến tay của các độc giả ngoài kia.
- 1. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản.
- Lời giải chi tiết:
- - Tóm tắt: Người con gái tên Thị Mầu lên chùa và ve vãn tiểu Kinh Tâm
- Chàng trai tên Thiện Sĩ, con của gia đình Sùng Ông, Sùng Bà, đã kết duyên cùng với Thị Kính - con gái của nhà Mãng Ông. Một đêm nọ sau khi Thị Kính đang mải ngồi khâu còn người chồng thì đang đọc sách rồi anh ta lại thiu thiu ngủ bên cạnh, thì bỗng dưng nàng ấy nhìn thấy người chồng mình có một sợi râu mọc ngược nên Thị Kính đã cầm con dao lên toan xén đi sợi râu đó. Thiện Sĩ bỗng giật mình và sợ hãi rồi hét toáng lên thì bố mẹ của người chồng chạy vào trong rồi vu oan cho Thị Kính rằng cô có ý định giết hại chồng mình và đã đuổi Thị Kính về nhà của bố đẻ. Kể từ đó, Thị Kính đã giả dạng thành nam nhân sau đó đã lên chùa Vân Tự và được sư thầy đặt tên cho là Kính Tâm. Người con gái có tên Thị Mầu đã có con với một người đàn ông khác ở nhà phú ông nhưng nàng ta đã đổ vấy cho rằng đó là con của Thị Kính, rồi sau đó nàng ấy đã đem con bỏ cho Thị Kính, mặc cho Thị Kính nuôi con như thế nào. Tiểu Kính vất vả hằng ngày để đi xin sữa để có thể nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm nuôi nấng con cho Thị Mầu, Tiểu Kính đã để lại một bức thư và kể rõ đầu đuôi sự tình rồi cô mất đi. Sư cụ cùng với mọi người sau khi biết được sự tình đã lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng có thể được siêu thoát.
- - Những đặc điểm của thể loại truyện thơ đã được thể hiện thông qua văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu:
- Hình thức kể chuyện là chèo - hát kịch, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng nhiều hình thức trên sân khấu.
- Các nhân vật có trong câu truyện đã được chia thành hai tuyến rất rõ ràng.
- Kết hợp những ngôn từ tự sự và cũng rất trữ tình.
- 2. Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
- Việc mà Thị Kính nuôi nấng con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, thông qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn có thể biết được điều đó?
- Lời giải chi tiết:
- - Việc mà Thị Kính đã nuôi nấng con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể là ngôi thứ ba, thông qua điểm nhìn là của tác giả.
- - Nhờ vào các chi tiết nhằm kể lại được sự việc mà Thị Kính phải nhận nuôi con cho Thị Mầu “Mẹ vò thì sữa khát khao/Lo nuôi con nhẹn làm sao cho tuyền/ Nâng niu xiết nỗi truân chuyên/ Nhai cơm mớm sữa để nên con người.”
- https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thi-kinh-nuoi-con-cho-thi-mau-van-11-sach-chan-troi-sang-tao-2304.html