Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả Huy Cận với thiên nhiên cảnh vật quê hương Việt Nam. Soạn bài: Tràng Giang sách kết nối tri thức + cánh diều Mục lục bài viết Soạn bài Tràng Giang - Tác giả và tác phẩm 1.1 Tác giả Huy Cận 1.2 Tác phẩm Tràng Giang Soạn bài Tràng Giang sách Kết nối tri thức 2.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc bài 2.2 Trả lời câu hỏi trong khi đọc bài 2.3. Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài Soạn bài Tràng Giang sách Cánh diều 1.1 Câu 1: 1.2 Câu 2: 1.3 Câu 3: 1.4 Câu 4: 1.5 Câu 5 trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 1.6 Câu 6: trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 1.7 Câu 7: trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 1.8 Câu 8: trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 1.9 Câu 9: trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 1.10 Câu 10: trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều Soạn bài Tràng Giang - Tác giả và tác phẩm 1.1 Tác giả Huy Cận Tác giả Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận. Ông sinh năm 1919 tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh trong gia đình nhà nho hiếu học. Thời đi học ông học trung học ở quê và lên Hà Nội học cao đẳng Canh nông. Trong chính thời gian này ông tham gia phong trào học sinh yêu nước cùng với mặt trận Việt Minh. Sự nghiệp văn học của ông có thể chia thành hai giai đoạn: Trước cách mạng tháng tám năm 1945 ông tạo danh tiếng cá nhân trong dòng thơ mới. Giọng thơ khi này của ông phần lớn là đau buồn bi thương, cảm thán cho số phận của kiếp người nô lệ. Có thể kể đến bài thơ Lửa thiêng năm 1940, tác phẩm văn học Kinh cầu tự năm 1942,... Sau cách mạng tháng tám thì tốc độ sáng tác của ông giảm đáng kể. Có thể là do thời đại thay đổi làm ông chưa thể bắt kịp thời đại. Phải đến khi ông đi thực tế tại Cẩm Phả thì ông mới trở lại con đường văn học với các tác phẩm nối tiếng như Cô gái mèo năm 1972, Ngôi nhà giữa nắng năm 1978,... 1.2 Tác phẩm Tràng Giang Bài thơ Tràng Giang được tác giả Huy Cận chấp bút năm 1939 với cảm hứng từ con sông Hồng bốn bề yên ắng, mênh mông biển nước. Soạn bài Tràng Giang sách Kết nối tri thức 2.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc bài Câu 1: Theo bạn, vì sao người đọc lại có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình? Điều kết nối con người với con người dễ nhất là những cảm xúc chân thực của họ, chính vì vậy người đọc có thể hiểu được và rung động được trước câu chữ của một người xa lạ không quen biết. Chính nhờ từng câu văn từng nét bút được tạo ra từ cảm xúc thực nên độc giả dễ đồng cảm với những cảm xúc đó. Câu 2: Bạn có cho rằng cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người? Hãy đọc một số câu thơ mà bạn biết nói về cảnh ấy, thời điểm ấy. Mỗi khi mặt trời đi xuống, bầu trời rực đỏ là lúc con người ta rất dễ có những cảm xúc đặc biệt. Có thể là vui mừng thư thái sau một ngày mệt mỏi nhưng cũng có thể là những cảm xúc trầm ngâm suy nghĩ khi ngồi ngắm ánh mặt trời. Một số câu thơ nói về thời điểm chiều tà xuất hiện trong thơ ca Việt Nam như Bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan: “ Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” 2.2 Trả lời câu hỏi trong khi đọc bài Câu 1: Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ đề từ. Lời đề từ được tác giả viết trong tác phẩm Tràng Giang là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” Từ láy Bâng khuâng thể hiện được rõ cảm xúc vô định khó tả, một cảm xúc không thể gọi tên của ông khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. “Trời rộng” với “sông dài” là khoảng không gian lớn, bất tận không thể nhìn thấy điểm cuối. Tác giả còn khéo léo nhân hóa “trời rộng” để có thể nhớ được “sông dài”. Ta có thể hiểu “trời rộng” chính là tác giả còn “sông dài” là cảnh vật thiên nhiên quê hương đất nước. Trời nhớ sông như là nỗi nhớ của nhà thơ với quê hương. Câu 2: Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ có thể gợi lên những cảm nhận gì? Cuối khổ thơ xuất hiện hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” vừa nói đến sự héo úa mất sức sống của củi khô lại còn lạc lõng giữa dòng đời không biết đi đâu về đâu khi mà đất nước không còn giữ được chủ quyền. Câu 3: Thế nào là “sâu chót vót”? “Sâu chót vót” là chiều không gian được mở rộng và nhấn mạnh đến hai lần. Một lần là chiều sâu từ mặt nước lên tới tận bầu trời và một bên là chiều sâu ngược lại từ bầu trời được phản chiếu dưới đáy dòng sông sâu. Câu 4: Chú ý đặc điểm chính tả và ngữ âm của từ láy “dợn dợn”. Từ láy toàn phần “dợn dợn” tạo ra sự chuyển động nhẹ nhàng lên xuống dập dềnh của mặt hồ, như một bông hoa nhẹ nhàng đáp xuống mặt nước. Thực tế trong từ điển tiếng Việt không có từ láy dợn dợn mà dường như tác giả đã tự sử dụng hai từ dợn này giúp hình ảnh mình muốn được hiện lên rõ hơn. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-trang-giang-sach-ket-noi-tri-thuc-canh-dieu-2241.html