Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm là một phương thức biểu đạt khá thú vị trong văn học và cũng rất thường gặp. Để có thể biết cách thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm hay, trong bài viết này VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn phần soạn bài và trả lời các câu hỏi trong hai đầu sách giáo khoa ngữ văn, cùng theo dõi nhé! Soạn bài Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm - Sách kết nối tri thức Mục lục bài viết Soạn bài Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm Câu hỏi (trang 45, SGK Ngữ Văn 11/1 Kết nối tri thức): Củng cố mở rộng sách văn 11/1 kết nối tri thức trang 48 2.1 Câu 1: Trang 48 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 2.2 Câu 2: Trang 48 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 2.3 Câu 3: Trang 48 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Soạn bài Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm Câu hỏi (trang 45, SGK Ngữ Văn 11/1 Kết nối tri thức): Chọn ra một tác phẩm truyện ấn tượng đã để lại cho bạn nhiều ấn tượng về cách kể chuyện: Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao Lời giải chi tiết Xin chào thầy/ cô và các bạn, Như mọi người cũng đã biết, truyện ngắn Chí Phèo của tác giả Nam Cao là một trong những tác phẩm văn học chân thực nhất, ấn tượng nhất về phong cách nghệ thuật kể chuyện của ông. Truyện ngắn ấy không chỉ thu hút những người đọc bởi tính chất phản ánh lên được những chân thực hiện thực trần trụi của xã hội xưa mà nó còn hấp dẫn ở chỗ lối tự sự đầy sức sáng tạo, hấp dẫn của tác giả khi ông miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật truyện Chí Phèo. Khi nói đến văn xuôi là nói đến nghệ thuật trong xây dựng nhân vật, mỗi nhà văn đêu có một cách để có thể thể hiện được sự khác nhau trong việc xây dựng nhân vật và cũng sẽ thành công ở những mức độ khác nhau. Đối với nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo này thì ông đã cũng xây dựng được vô cùng thành công cả tuyến nhân vật chính diện cho đến nhân vật phản diện mà không những thành công mà lại thành công ở cấp rất điển hình. Về tuyến các nhân vật phản diện nhà văn đã tập trung vào ba nhân vật đó chính là Bá Kiến, Lí Cường và Đội Tảo. Trong đó tác giả đã tập trung vào việc khắc hoạ lên được bản chất của nhân vật Bá Kiến - người trực tiếp khiến cho Chí Phèo tha hóa về con người, Bá Kiến thực sự là một con hổ biết cười. Đối với một con mồi giống như Chí Phèo khi thì Bá Kiến tỏ ra nhỏ nhẹ để làm mềm nhũn tư tưởng của Chí Phèo, có khi thì Bá Kiến lại bắt đầu dọa nạt bằng những lời lẽ câu từ có gang có thép để tỏ ra cái uy lực trước một người giống như Chí Phèo. Ngoài cái thủ đoạn bẩn thỉu đó thì Bá Kiến cũng được tác giả Nam Cao liệt kê ra vô vàn những thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt. Với những nét khắc họa đầy sự lên án đó nhà văn cũng đã xây dựng lên được một tên Bá Kiến vô cùng sống động, rất điển hình cho bọn cường hào bất hảo, ác bá ở vùng quê nông thôn bên cạnh những con người nghèo khổ, không có quyền lực trước thời kỳ cách mạng tháng tám. Cách kể câu chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là cách mà tác giả kể về diễn biến của những câu chuyện về những sự kiện, sự việc diễn ra ở trong đó. Ở đây, Nam Cao cũng đã vận dụng được cách kể chuyện rất độc đáo không chỉ ở trong các sự kiện mà còn ngay cả trong diễn biến tâm lí của các nhân vật chủ chốt trong cốt truyện, đặc biệt là về diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo - từ những sự biến đổi của nhân vật sau khi đi tù về cho đến quá trình mà Chí Phèo hoàn lương và trở thành một người lương thiện. Mở đầu của tác phẩm truyện, Nam Cao đã sử dụng phong cách kể chuyện cực kỳ độc đáo và sáng tạo của mình để có thể miêu tả được một Chí Phèo trong cơn say rượu, vừa đi vừa chửi người, chửi đời. Điểm độc đáo trong cách kể chuyện ở đây đó là trong từng lời chửi, đó không chỉ là lời miêu tả đơn thuần từ tác giả mà ở trong đó, còn có cả lời của chính nhân vật Chí Phèo - đây là những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Cách tác giả sử dụng những lời độc thoại nội tâm như vậy có thể giúp tất cả người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được những diễn biến tâm lý xảy ra trong nhân vật và đã thể hiện được sự khai thác về sự kiện dựa trên cái nhìn đa chiều của tác giả. Tiếp đến, ông đã kể về nhân vật Chí Phèo, anh ta là một đứa trẻ mồ côi nhưng lương thiện, bị tên bá kiến bắt cho đi tù và sau đó ra tù, hắn đã trở thành một con quỷ của làng Vũ Đại ngày ấy. Hắn đã trở thành một tên chuyên làm cái nghề rạch mặt, ăn vạ, ngày ngày nốc rượu, say khướt và trở thành tên tay sai của nhà tên bá kiến. Đỉnh cao trong phong cách nghệ thuật kể chuyện độc đáo của nhà văn Nam Cao đó là ông phải kể đến chỗ khi ông bắt đầu phân tích quá trình hoàn lương của nhân vật Chí Phèo. Hắn đã gặp nhân vật Thị Nở - người đàn bà có ngoại hình khá xấu xí đã cho hắn biết được cảm giác thế nào được gọi là tình yêu, là niềm hạnh phúc khi được quan tâm. Tỉnh dậy sau khi đến gặp Thị Nở, nhận thức trong con người của Chí Phèo đã dần có sự thay đổi. Hắn đã thoát khỏi cơn say và lắng nghe thấy được những thanh âm trong trẻo và tươi tắn của cuộc sống mà trước đây vì hắn luôn trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê nên chưa bao giờ hắn nghe thấy. Hắn bắt đầu thấy vui nhưng rồi lại buồn, rồi hắn lại nghĩ về tương lai, mơ ước về một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, giản dị và bình yên. Chí Phèo đang dần cảm thấy được sự hạnh phúc, chìm đắm trong tình yêu và sự quan tâm đơn thuần của thị Nở. Sau khi nghe lời khuyên dặn của một bà cô, thị Nở đã quay ra và đòi chia tay hắn, Chí Phèo rất muốn níu kéo lại niềm hạnh phúc nhỏ nhoi dường như là duy nhất trong đời của Chí Phèo nhưng hắn đã nhận ra rằng, hắn vốn chẳng có gì để có thể níu kéo được thị. Hắn lại muốn tìm lại kẻ đầu sỏ, kẻ đã khiến hắn trở nên bất cần đời như vậy - bá kiến. Đến đây, Nam Cao cũng đã lột tả hết ra tài năng miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của bản thân mình, ông vô cùng khoan dung với số phận của hắn, tin tưởng vào sự lương thiện còn sót lại trong con người khi miêu tả ra những niềm vui, sự hạnh phúc đang nhen nhóm lại của Chí Phèo. Bởi vậy, sức hấp dẫn của tác phẩm Chí Phèo không chỉ nằm ở phần cốt truyện đầy giản dị, thật tâm về những người nông dân, nông thôn của Việt Nam trong những năm xảy ra chiến tranh, dễ tiếp cận tới mọi người đọc, mà nó còn nằm ở sự độc đáo và sáng tạo trong cách kể chuyện, miêu tả nên diễn biến tâm lý của mỗi nhân vật truyện một cách chỉn chu, đa dạng đa chiều, trên nhiều phương diện khác nhau để có thể soi chiếu được rõ nhất sự thay đổi tâm lý của mỗi nhân vật ở trong truyện ngắn. Chính vì vậy, truyện ngắn Chí Phèo của tác giả Nam Cao xứng đáng là một trong những tác phẩm truyện ngắn hay nhất, kinh điển nhất về nghệ thuật tự sự sáng tạo cũng như miêu tả diễn biến tâm lí của các nhân vật của một nhà văn, thêm vào đó tác phẩm cũng đã phản ánh được cuộc sống đời thực của những con người bất hạnh trong xã hội thời xưa. Nhưng qua đó, ông cũng đã khẳng định được sự lương thiện luôn còn ẩn chứa ở trong những con người ấy dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện của tác giả Nam Cao về tác phẩm Chí Phèo của em, em xin cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em xin kết thúc phần trình bày ở đây! https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuyet-trinh-ve-nghe-thuat-ke-chuyen-trong-mot-tac-pham-sach-ket-noi-tri-thuc-2197.html