Chí Phèo là tác phẩm văn học tiêu biểu cho chúng ta thấy được tấn bi kịch bị tha hóa của người nông dân trong xã hội cũ. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm độc đáo của nhà văn Nam Cao, các em hãy cùng VUIHOC soạn bài Chí phèo trong chương trình Ngữ Văn 11 ở bộ sách kết nối tri thức và cánh diều nhé! Soạn bài Chí phèo - Soạn văn 11 Kết nối tri thức + Cánh diều Mục lục bài viết Soạn bài Chí phèo: Tác giả Nam Cao 1.1 Cuộc đời 1.2 Sự nghiệp Soạn bài Chí phèo: Tác phẩm 1.1 Hoàn cảnh ra đời 1.2 Ý nghĩa nhan đề 1.3 Bố cục 1.4 Giá trị nội dung và nghệ thuật Soạn bài Chí phèo sách Kết nối tri thức 3.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc bài 3.2 Trả lời câu hỏi trong khi đọc bài 3.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài 3.4 Kết nối đọc viết Soạn bài Chí phèo sách Cánh diều 4.2 Soạn bài Chí Phèo sách cánh diều phần đọc hiểu 4.3 Soạn bài Chí Phèo sách cánh diều phần câu hỏi cuối bài: Soạn bài Chí phèo: Tác giả Nam Cao 1.1 Cuộc đời Tác giả Nam Cao sinh năm 1915 ( trên giấy tờ khai sinh ghi 1917), mất năm 1951. Ông tên thật là Trần Hữu Tri, sinh la tại tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân nay là huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Bút danh Nam Cao của ông được ghép từ hai chữ đầu của tên tổng và huyện nơi ông sinh ra và lớn lên. Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình công giáo có cha làm nghề mộc còn mẹ làm ruộng và dệt vải. Thủa nhỏ, Nam Cao học tập ở trường làng rồi sau này được gửi xuống Nam Định học tập. Năm 18 tuổi, Nam Cao vào Sài Gòn và làm thư ký cho một hiệu may khoảng 2 năm rưỡi. Sau khi trở ra Bắc, ông tự học và thi lấy bằng thành chung rồi lên Hà Nội dạy học. Năm 1943, ông tham gia hội Văn hóa cứu quốc Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở quê nhà Lý Nhân và được đề cử làm chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội để hoạt động Hội văn hóa cứu quốc và được kết nạp Đảng vào năm 1948. Năm 1950, Nam Cao làm việc cho Hội Văn Nghệ Việt Nam ( tạp chí Văn nghệ) Năm 1951, ông hi sinh do bị quân Pháp phục bắt và sát hại. Năm 1996, Nam Cao được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 1.2 Sự nghiệp a.Quan điểm sáng tác: Nam Cao viết văn theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Theo ông, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối mà nghệ thuật phải là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp người lầm than. Thơ ca của Nam Cao chứa đựng những điều lớn lao, vừa mạnh mẽ, đau đớn nhưng cũng rất phấn khởi, ca ngợi tình yêu và lòng bác ái. Văn chương không cần theo khuôn mẫu, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi nguồn những cảm hứng chưa ai khơi và sáng tạo ra những cái gì chưa có b. Phong cách nghệ thuật Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, khám phá những điều sâu thẳm bên trong con người Đi sâu vào khám phá nội tâm của nhân vật Viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang nhiều ý nghĩa triết lí sâu sắc. Phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh. => Nam Cao là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỷ 20. Ông đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một tầm cao mới: Chủ nghĩa hiện thực tâm lí. c. Thành tựu sáng tác: Tác giả Nam Cao để lại nhiều tác phẩm ở thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện kí… Trong đó có thể kể đến như: tiểu thuyết sống mòn ( viết năm 1944, xuất bản năm 1956), truyện ngắn Chí Phèo (1941), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943), Giăng sáng (1942), Đôi mắt (1948), nhật ký Ở rừng. Soạn bài Chí phèo: Tác phẩm 1.1 Hoàn cảnh ra đời Chí Phèo được tác giả Nam Cao viết dựa trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê ông. Thêm vào đó ông đã hư cấu và sáng tạo lên bức tranh sinh động về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám với sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn và kinh hoàng. Tác phẩm được viết năm 1941 Thể loại: Truyện ngắn Phương thức: Tự sự, biểu cảm, miêu tả 1.2 Ý nghĩa nhan đề Ban đầu, nhan đề của tác phẩm là “Cái lò gạch cũ”. Với cách đặt tên này, tác giả muốn nhấn mạnh sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo trên đời. Hình ảnh cái lò gạch không chỉ xuất hiện ở đầu câu chuyện mà còn xuất hiện cả ở phần kết tạo thành một vòng lặp không có điểm kết thúc, tạo cho người đọc sự ám ảnh về hiện tượng Chí Phèo. Nhan đề này có cho chúng ta thấy được một cái nhìn khá bi quan của tác giả về số phận của người nông dân trước cách mạng. Sau này, tác phẩm được đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi” bởi NXB Đời Mới. Lý do bởi bên NXB dựa vào mối tình Chí Phèo - Thị Nở trong truyện để đặt tên khơi gợi sự tò mò của độc giả. Mặc dù vậy nhan đề này chưa thực sự khái quát được hết ý nghĩa của tác phẩm. Nhan đề Chí Phèo là tên gọi cuối cùng của tác phẩm này. Cách đặt tên này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về số phận và cuộc đời bất hạnh của nhân vật Chí Phèo. Đồng thời cách đặt tên này cũng gây ấn tượng với người sắp đọc câu chuyện này. Đặt nhan đề là Chí Phèo cũng giúp thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo vừa là sản phẩm của xã hội phong kiến nhưng cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến nửa thực dân. Đặt tên là Chí Phèo gây ám ảnh và ấn tượng mạnh mẽ với người đọc và giúp bộc lộ giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm. 1.3 Bố cục Truyện ngắn Chí Phèo được chia thành 3 phần: Phần 1: Từ đầu đến đoạn “ cả làng Vũ Đại cũng không ai biết” : Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi đổng. Phần 2: Tiếp theo đến đoạn “không bảo người nhà đun nước mau lên”: Chí Phèo mất hết nhân tính Phần 3: Phần còn lại: Sự thức tỉnh của Chí Phèo cũng như ý thức về bi kịch của cuộc đời mình 1.4 Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Giá trị nội dung: Thông qua truyện ngắn Chí Phèo, tác giả Nam Cao đã đanh thép tố cáo xã hội đương thời đầy tàn bạo và thối nát. Chính cái xã hội đó đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường lưu manh và tha hóa. Nhưng cũng qua đó, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của những người ngay cả khi bị vùi dập, mất hết nhân tính, nhân hình, họ vẫn kịp thời thức tỉnh và ý thức được về cuộc đời, bản thân. b. Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Vừa có tính chung tiêu biểu cho tầng lớp nhân dân nhưng cũng có những điểm riêng biệt không trộn lẫn với bất cứ ai. Tài năng phân tích tâm lí nhân vật khiến cho nhân vật của ông dù hư cấu nhưng lại thật như người thật Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, phóng túng nhưng lại nhất quán và chặt chẽ. Nam Cao còn sử dụng ngôn ngữ đậm hơi thở cuộc sống khiến cho câu chuyện trở nên gần gũi hơn với người đọc. Giọng văn biến hóa đa dạng giúp cho mỗi nhân vật có sự độc đáo riêng, không bị lu mờ. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-chi-pheo-soan-van-11-ket-noi-tri-thuc-canh-dieu-2192.html