Soạn bài Con đường mùa đông sách kết nối tri thức - Ngữ Văn 11 hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài học. Giúp các em chuẩn bị tốt nội dung bài học trước khi đến lớp. Mời các em cùng tham khảo nhé! Soạn bài Con đường mùa đông sách kết nối tri thức - Ngữ Văn 11 Mục lục bài viết Soạn bài Con đường mùa đông :Tác giả và tác phẩm 1.1 Tác giả Puskin 1.2 Tác phẩm Con đường mùa đông Soạn bài con đường mùa đông: Trả lời câu hỏi trước khi đọc Soạn bài con đường mùa đông: Trả lời câu hỏi trong khi đọc 3.1 Lưu ý: Mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại. 3.2 Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào? 3.3 Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu? 3.4 Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào? Soạn bài con đường mùa đông: Trả lời câu hỏi sau khi đọc 4.1 Câu 1 trang 64 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 4.2 Câu 2 trang 64 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 4.3 Câu 3 trang 64 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 4.4 Câu 4 trang 64 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 4.5 Câu 5 trang 64 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 4.6 Câu 6 trang 64 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 4.7 Câu 7 trang 64 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Soạn bài con đường mùa đông: Kết nối đọc - viết Soạn bài Con đường mùa đông :Tác giả và tác phẩm 1.1 Tác giả Puskin a. Cuộc đời A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799 - 1837) sinh ra tại Moscow trong một gia đình có dòng dõi quý tộc Nga. Puskin có tài năng văn học ngay từ bé. Ông có đam mê làm thơ và sáng tác từ rất sớm. Năm 16 tuổi ông sáng tác bài thơ Hồi ức và được coi là một kiệt tác được đánh giá cao bởi các nhà phê bình văn học Năm 1820, Puskin bị trục xuất khỏi thành phố Saint-Petersburg vô thời hạn bởi thơ ca của ông bị quy vào phiến loạn. Sau đó ông đi xuống miền Nam nước Nga và tiếp tục sáng tác và cho ra những tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học Nga. Tháng 11/1833, ông trở lại Saint-Petersburg và chuyển hướng sang viết văn xuôi do kinh tế khó khăn. Ông đã thành lập tạp chí Người đương thời cùng bạn bè của mình tuy nhiên do người Nga chưa quen với phong cách phê phán hiện thực đương thời nên tờ báo của ông không duy trì được lâu dài. 10/1837, Puskin qua đời sau cuộc đấu súng với một sĩ quan trẻ do nghi ngờ ngoại tình với vợ mình. b. Sự nghiệp văn học Puskin đã để lại cho nền văn học Nga số lượng tác phẩm đồ sộ trong đó cống hiến vĩ đại nhất là hơn 800 bài thơ tình và 13 bản trường ca bất hủ. Ông được xem là “ Mặt trời của thi ca Nga” Nội dung thơ ca của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga. Các tác phẩm nổi tiếng của Puskin: Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin (1823-1831)... Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp (1825)... Trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la(1820); Người tù Cáp-ca-dơ(1821)... Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân(1830); Con đầm pích(1833) ... 1.2 Tác phẩm Con đường mùa đông Thể loại: Thơ Phương thức biểu đạt: Biểu cảm Hoàn cảnh sáng tác: Cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ nông nô chuyên chế được lãnh đạo bởi phần đông tri thức quý tộc lan rộng khắp nước Nga vào cuối năm 1825. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa đã thất bại và bị dập tắt. Vào mùa đông ấy, hòa chung với nỗi buồn cuộc khởi nghĩa thất bại, nỗi buồn của nhân dân và nỗi buồn của chính nhà thơ là cảm hứng cho puskin sáng tác bài thơ con đường mùa đông. Giá trị nội dung và nghệ thuật Giá trị nội dung: Bài thơ đã miêu tả con đường mùa đông về đêm thơ mộng nhưng cũng đượm buồn. Trong thơ Puskin, cảnh sắc thiên nhiên hiện lên thật sống động và bỗng dưng biến từ một sự phơi bày (việc tả cảnh), trở thành một người anh hùng hành động. Qua đó đã thành công để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc. Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm, khắc họa nhân vật trữ tình độc đáo, nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, dễ nghe. Soạn bài con đường mùa đông: Trả lời câu hỏi trước khi đọc Một người độc hành trên con đường vắng lặng và lạnh giá có thể gặp phải những trở ngại tinh thần đó là sự cô đơn, mệt mỏi, sự buồn tủi và nguy hiểm cận kề… Để vượt qua những trở ngại đó, chúng ta có thể tự động viên bản thân, tìm ra mục tiêu sống và những người bạn tâm giao để sẻ chia. Quan trọng nhất là chúng ta phải có một tinh thần kiên cường, vững chắc để đánh bại được những trở ngại ẩn chứa bên trong mình. Soạn bài con đường mùa đông: Trả lời câu hỏi trong khi đọc 3.1 Lưu ý: Mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại. Những hình ảnh nhấn mạnh nỗi buồn và nỗ lực không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại đó là: làn sương gợn sóng, cánh đồng, con đường mùa đông, tuyết trắng, ánh trăng, không một mái lều, cột dài, cỗ xe tam mã… Âm thanh: tiếng kim đồng hồ kêu, nhạc ngựa, bài ca của người xà ích. 3.2 Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào? Sự tương phản giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình có sự tương phản như sau: Ngoại cảnh: Bức tranh phong cảnh nước Nga đặc sắc với vẻ đẹp hoang sơ, lạ lùng chỉ có ở mùa đông nước Nga Hình ảnh trong tâm trí: Đêm mùa đông lạnh lẽo, hiu quạnh và mênh mông. => Sự đối lập giữa ngoại cảnh mùa đông nước Nga tươi đẹp với sự lạnh lẽo, buồn tẻ và cô đơn của nhân vật trữ tình. 3.3 Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu? Lời than thở “ Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” là kết nối tâm tưởng của nhân vật trữ tình với người yêu thương trong một không gian nhỏ hẹp, bình yên và ấm áp với lửa đỏ và tiếng đồng hồ kêu tích tắc. 3.4 Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào? Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài thơ được điểm lại theo thứ tự ngược lại. Nếu như mở đầu bài thơ ta thấy được hình ảnh làn sương nhưng tác giả đã đặt hình ảnh làn sương ở cuối bài. Đây có thể là dụng ý tác giả muốn ngủ quên trong tâm trạng nặng trĩu. Điều này khiến người đọc không thôi xót xa và phần nào hiểu được sự cô đơn của nhân vật trữ tình. Xem chi tiết: https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-con-duong-mua-dong-sach-ket-noi-tri-thuc-ngu-van-11-2242.html