Trao duyên là một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Bằng ngôn ngữ đầy tính nghệ thuật, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng vô cùng bế tắc của Thúy Kiều vào đêm trao duyên. Cùng theo dõi soạn bài trao duyên trong chương trình Ngữ Văn 11 của ba đầu sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo dưới đây. Soạn bài trao duyên - sách cánh diều 1.1 Trả lời câu hỏi đọc hiểu Câu 1: Chú ý về lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều lúc thuyết phục Thúy Vân. Phương pháp giải: Đọc lại 14 câu thơ đầu sau đó tìm ra lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều lúc thuyết phục Thúy Vân. Lời giải chi tiết: Lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều lúc thuyết phục Thuý Vân thay mình đi trả nghĩa bằng cách kết duyên với Kim Trọng: Kể về mối tình của nàng với chàng Kim: “đứt gánh tương tư”: tức mối tình đang dở dang, đứt quãng. “mối tơ thừa”: mối tình duyên giữa Kim - Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân sẽ là người phụ nữ nhận lại mối tình đang dang dở ấy. “Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi tả hình ảnh hai người tặng nhau quạt nhằm tỏ ý trăm năm và uống rượu cùng nhau để thề nguyền một lòng chung thủy. Những lí do khiến cho Kiều muốn trao duyên cho em: Kiều đã khơi ra tình cảnh ngang trái và khó xử của mình để Vân có thể thấu hiểu. Vân vẫn còn rất trẻ và còn cả một tương lai phía trước. → Kiều thuyết phục em bằng tất cả tình cảm ruột thịt. Câu 2: Thúy Kiều đã để lại những kỉ vật gì của tình yêu? Phương pháp giải: Đọc kỹ 14 câu thơ đầu, chú ý vào các chi tiết thể hiện kỉ vật tình yêu. Lời giải chi tiết: Kiều đem kỉ vật của tình yêu để gửi gắm nơi em gái mình: Chiếc vành Bức tờ mây Phím đàn Mảnh hương nguyền. Câu 3: Thúy Kiều đã nghĩ về điều gì khi chẳng may nàng “thác oan”? Phương pháp giải: Đọc tiếp 8 câu thơ tiếp theo, chú ý về suy nghĩ của Thúy Kiều Lời giải chi tiết: Thúy Kiều nghĩ đến tình yêu dành cho Kim Trọng, dẫu có “thác oan” thì vẫn giữ nguyên lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt và bất tử. Qua đó, ta thấy được tình cảm lý trí đan xen, sự giằng xé, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng tới tột cùng của Kiều. Câu 4: Thúy Kiều đã nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Thuý Kiều lúc đó như thế nào? Phương pháp giải: Đọc 12 câu thơ cuối cùng, chú ý vào cách xưng hô của nhân vật Thúy Kiều, chi tiết thể hiện lên tâm trạng. Lời giải chi tiết: Thúy Kiều nói với Kim Trọng về khát vọng trong tình yêu mãnh liệt với hiện thực quá phũ phàng. Kiều ngất đi trong hình bóng của chàng Kim Trọng “Ôi Kim Lang…”. Kiều tự trách thân mình và đau đớn. → Tâm trạng của Kiều giằng xé nhiều mâu thuẫn, đau đớn tới tột cùng. 1.2 Trả lời câu hỏi cuối bài Câu 1 trang 46 SGK Văn 11/1 Cánh diều Đoạn trích Trao duyên được chia làm mấy phần? Hãy nêu lên nội dung chính của từng phần. Phương pháp giải: Đọc lại toàn bộ đoạn trích sau đó phân chia bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần Lời giải chi tiết: 12 câu đầu: Lời nhờ vả và thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân của nhân vật Thúy Kiều. 14 câu tiếp: Thúy Kiều đem trao kỉ vật và dặn dò em. 8 câu cuối: Thúy Kiều đối mặt với thực tại và lời nhắn gửi tới Kim Trọng. Câu 2 trang 46 SGK Văn 11/1 Cánh diều Thuý Kiều đã có những lời nói, hành động và lí lẽ gì để thuyết phục Thuý Vân có thể thay mình đi trả nghĩa và kết duyên với Kim Trọng? Phương pháp giải: Đọc lại 14 câu đầu, chú ý vào những lời nói, hành động cũng như lí lẽ để thuyết phục. Lời giải chi tiết: Những lời nói, hành động cũng như lí lẽ của Thúy Kiều nhằm thuyết phục Thúy Vân thay mình đi trả nghĩa và kết duyên với Kim Trọng: Lời nhờ cậy của Thuý Kiều: “Cậy”: một thanh trắc với âm điệu rất nặng nề, gợi sự quằn quại tới đau đớn, khó nói, còn mang ý nghĩa là trông mong và giúp đỡ, hi vọng tới tha thiết, sự gửi gắm đầy niềm tin. Chịu: bắt buộc, nài ép và không thể từ chối. → Thúy Vân bị ép vào thế dù nàng không muốn nhưng cũng phải nhận tình yêu mà chị mình trao. Hành động nhờ cậy: “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn rất trang trọng với người bề trên hoặc người mang ơn. → Sự thay ngôi đổi bậc, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng vẫn chấp nhận được, bởi: Kiều coi Vân như một ân nhân của mình. Kiều rất trân trọng tình yêu đối với Kim Trọng. Cách nói đã thể hiện lên sự thông minh và khéo léo của Thúy Kiều. Lí lẽ của Thuý Kiều: “Ngày xuân em hãy còn dài” gợi lên tình cảnh hết sức ngang trái, khó xử của mình để em gái thấu hiểu. “Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Vân vẫn còn rất trẻ, còn cả một tương lai phía trước. “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối”: nói đến cái chết đầy mãn nguyện. → Cách lập luận vô cùng chặt chẽ và thấu tình cho thấy Thúy Kiều là một người sắc sảo tinh tế, là người có đức hi sinh, một người con rất hiếu thảo và trọng tình nghĩa. Câu 3 trang 46 SGK Văn 11/1 Cánh diều Vì sao sau khi nhờ cậy Thúy Vân thay mình đi kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng thêm căng thẳng? Phương pháp giải: Chú ý vào nội dung của tác phẩm Truyện Kiều. Lời giải chi tiết: Sau khi nhờ cậy Thuý Vân thay mình đi kết duyên với Kim Trọng thì bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng vì nàng không được ở bên người mình yêu nữa mà phải kết hôn với tên Mã Giám Sinh, hắn là tên lừa đảo. Tương lai của nàng không biết sẽ phải lưu lạc đến đâu, bao giờ mới có thể tái ngộ cùng người thân. Câu 4 trang 46 SGK Văn 11/1 Cánh diều Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật của tình yêu nói lên ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Chú ý vào những chi tiết thể hiện lên cảm xúc và lời nói của Thúy Kiều. Lời giải chi tiết: Những kỷ vật ấy đại diện cho tình yêu giữa nàng và Kim Trọng. Việc Kiều đưa cho Thúy Vân những kỷ vật chính là để đem tình yêu của mình trao đi. Nàng mong những kỉ vật tình yêu ấy có thể giữ thành của cả ba người, tuy trao kỉ vật cho Vân nhưng nàng chẳng thể trao được tình yêu với chàng Kim, tình yêu càng mãnh liệt và sâu sắc bao nhiêu thì càng thấy bi kịch đau khổ bấy nhiêu. Câu 5 trang 46 SGK Văn 11/1 Cánh diều Đoạn Trao duyên là lời của nhân vật Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều thông qua sự chuyển đổi lời thoại. Phương pháp giải: Chú ý vào những sự chuyển đổi lời thoại để nhận ra nhân vật Thúy Kiều đang nói với những ai. Lời giải chi tiết: Kiều đối thoại với Vân, với chính bản thân mình và với chàng Kim Trọng. Với Vân: Kiều vô cùng biết ơn, yên tâm và thanh thản vì mâu thuẫn đã được giải quyết tạm thời. Với chính mình: tâm trạng giằng xé chất chứa mâu thuẫn, đau đớn tới tột cùng. Với Kim Trọng: Khát vọng về tình yêu mãnh liệt trong hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng chàng Kim Trọng “Ôi Kim Lang”…, Kiều tự oán trách và đau đớn. Câu 6 trang 46 SGK Văn 11/1 Cánh diều Phân tích một vài biện pháp nghệ thuật nhằm miêu tả nội tâm nhân vật có trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, độc thoại nội tâm, cách dùng thành ngữ,...). Phương pháp giải: Gợi nhớ những kiến thức về biện pháp tu từ để xác định chúng trong bài thơ. Lời giải chi tiết: Trong đoạn tríchTrao duyên, để khắc họa lên tâm lí nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng rất thành công lời đối thoại và độc thoại của nhân vật: “Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.” → Kiều ý thức rất rõ ràng trao duyên cho em là việc cần thiết và quan trọng. Nàng không chắc Thuý Vân có nhận lời hay không nên mỗi từ Thuý Kiều nói ra đều được cân nhắc hết sức kĩ càng. Trong 8 câu thơ cuối đã sử dụng những thành ngữ để chỉ sự tan vỡ, dở dang và bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên cùng với số phận con người. Kiều quên đi nỗi đau của chính mình mà nghĩ nhiều hơn đến người khác. Kiều chuyển hẳn qua độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại với nhân vật vắng mặt (Kim Trọng). Hàng loạt những câu cảm thán gợi lên tình yêu mãnh liệt nhưng sự chia biệt thì vĩnh viễn. Bi kịch càng lên cao, Kiều càng cảm thấy đau đớn, tuyệt vọng tới mức mê sảng, quên cả ý tứ để chuyển qua nói với người vắng mặt là Kim Trọng. Thúy Kiều từ chỗ nhận mình là một người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ nữ phụ bạc với chàng Kim. Đang độc thoại, nàng lại quay sang đối thoại tưởng tượng với chàng Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau tới mê sảng. Câu 7 trang 46 SGK Văn 11/1 Cánh diều Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều thông qua đoạn trích Trao duyên Phương pháp giải: Đọc lại toàn bộ bài thơ để cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều từ Tính cách tới phẩm chất,… Lời giải chi tiết: Trao duyên là một trong những đoạn trích vô cùng tiêu biểu trong tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích đã rất thành công trong việc khắc họa tâm lí của nhân vật Thúy Kiều, tái hiện lại bi kịch về tình yêu đầy đau đớn của Thúy Kiều. Vì chữ hiếu mà nàng phải gả cho tên Mã Giám Sinh, vốn dĩ trong cuộc sống thì chữ hiếu và chữ tình thường không thể trọn vẹn cả hai. Với nàng Kiều cũng thế, nàng chọn cứu cha nhưng cũng không đành lòng phụ tình cảm với Kim Trọng. Từ đó, cho dù nàng có đau xót và khóc than nhưng cũng phải tự dặn lòng trao tín vật và phải thuyết phục em gái thay mình đến với chàng Kim Trọng. Qua đó ta thấy Thuý Kiều là người con gái có tài sắc vẹn toàn, một người con vô cùng hiếu thảo, giàu ân tình và có một tấm lòng thủy chung son sắt. Thúy Kiều là người con gái sống ở giai đoạn phong kiến đang phồn thịnh, những giáo huấn của lề thói tam tòng và tứ đức buộc chặt lên thân xác của những người phụ nữ, chính bởi thế mà sự hy sinh tưởng chừng vô cùng lớn lao và cao cả của Thúy Kiều đặt vào hoàn cảnh xã hội ấy lại thấy sự hy sinh như thế là rất đỗi bình thường. Qua đây có thể thấy, thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thật sự rất đáng thương. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-trao-duyen-ngu-van-11-canh-dieu-ket-noi-tri-thuc-chan-troi-sang-tao-2283.html