Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong sách kết nối tri thức sẽ giúp các em hiểu khái quát hơn về nội dung ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Sách kết nối tri thức Mục lục bài viết Soạn bài Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Câu 1 trang 36 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Câu 2 trang 36 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Soạn bài Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Câu 1 trang 36 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích a Nhà văn Kim Lân linh hoạt trong việc sử dụng ngôi kể để thể hiện được chính xác tâm trạng của từng nhân vật. Ông liên tục thay đổi vai viết, lúc thì là vai người kể chuyện lúc thì sang giọng của Tràng giúp cho người đọc cảm nhận được chính xác những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật chính khi gặp Thị. Tác giả đã lựa chọn khéo léo những ngôn từ để đặt chính xác vào từng vị trí câu nói. Không phải câu từ hoa mỹ trang trọng mà ông lại sử dụng những từ thuộc văn nói, xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống làng quê Việt Nam xưa. Đó là những từ cảm thán như “nhá”, “à”, “đấy”, “hà”,...hay cả những từ ngữ địa phương như “hờ”. Chính cách sử dụng những câu từ, giọng điệu của văn nói đã khiến tác phẩm gần gũi hơn với người đọc. Mọi giai cấp, nghề nghiệp đọc tác phẩm đều có thể hiểu, đều chạm đến cảm xúc của người đọc cũng như khiến người đọc có thể nắm bắt được tâm tư cảm xúc của từng nhân vật một cách dễ dàng hơn. Đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích b Tác giả Văn Cao đã sử dụng từ ngữ của văn nói rất linh hoạt trong tác phẩm Chí Phèo như “ơi”, “biết gì”, “rồi”, “ai”… Cách sử dụng ngôn ngữ nói vào tác phẩm văn học giúp từng nhân vật trong chuyện cũng như từng phân cảnh trong tác phẩm được hiện lên trước mặt người đọc như một bộ phim truyền hình. Người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng ra được một ông Bá Kiến giàu có nhưng xảo quyệt, luôn tìm cách vơ vét hại người. Bên cạnh đó còn có giai cấp nông dân với Chí Phèo quanh năm say rượu, tính cách hung hãn. Không chỉ những câu văn tinh tế, trau chuốt mới có thể chạm đến người đọc mà những câu văn đơn giản, thực tế lại càng dễ thuyết phục người đọc hơn. Câu 2 trang 36 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích trong bài Vợ nhặt của tác giả Kim Lân. Ngôi kể: Tác giả đã tinh tế sử dụng ngôi thứ ba để miêu tả đoạn trích. Đó là khung cảnh làng quê Việt Nam khi nạn đói tràn đến tàn phá cả cảnh vật lẫn con người. Cách chọn ngôi kể này có thể giúp cho người đọc có không gian để suy nghĩ, có cảm nhận riêng của bản thân về khung cảnh mà không bị ảnh hưởng bởi người viết. Từ ngữ: Tác giả sử dụng ngôn từ thông thường của văn nói, rất bình dị gần gũi. Thêm vào đó là hàng loạt từ láy mang tác dụng miêu tả được sử dụng liên tiếp như “xác xơ”, “heo hút”, “ngăn ngắt”, “úp súp”,...tạo nên khung cảnh tang thương rùng rợn như trong phim kinh dị. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-dac-diem-co-ban-cua-ngon-ngu-noi-va-ngon-ngu-viet-sach-ket-noi-tri-thuc-2193.html