Soạn bài Thực hành tiếng việt: Biện pháp lặp cấu trúc Câu 1 trang 24 SGK Văn 11/1 Cánh diều Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích a là biện pháp điệp cấu trúc với cụm từ “anh quay lại” - “anh quay đi”. Với tác dụng chính để truyền tải cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm. Nhờ đó có thể trực tiếp thể hiện được tâm tư tình cảm luyến tiếc nhớ thương của nhân vật. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích b là biện pháp điệp cấu trúc “đừng bỏ em”. Với tác dụng bộc lộ được cảm xúc của người con gái rất lưu luyến đau buồn khi phải tiễn chàng trai đi xa. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích c là biện pháp điệp cấu trúc “Không lấy được nhau”. Với tác dụng khắc họa nhân vật về cả mặt hình ảnh lẫn tình cảm cảm xúc bên trong. Người đọc có thể cảm nhận được nhân vật dù có thời gian bao lâu vẫn luôn muốn ở bên cạnh nhau. Câu 2 trang 25 SGK Văn 11/1 Cánh diều Biện pháp lặp câu trúc trong đoạn thơ a các câu “Trời xanh đây - núi rừng đây”, “Những cánh đồng Những ngả đường - Những dòng sông” với tác dụng khiến cho đoạn thơ thêm phần dồn dập, tăng tính hào hùng cho tác phẩm. Thêm phần sức mạnh để khẳng định chủ quyền của dân tộc cũng như là niềm tự hào về non sông Việt Nam của tác giả. Biện pháp lặp câu trúc trong đoạn văn b ở điệp từ “mùa xuân” đã góp phần thể hiện tình cảm của tác giả với mùa xuân trên đất nước ta nhất là mùa xây Hà Nội, mùa xuân ở Việt Bắc. Biện pháp lặp câu trúc trong đoạn thơ c ở phần “Nếu là - tôi sẽ” giúp tạo nhịp điệu, tăng gợi hình cho đoạn thơ. Phần lặp cấu trúc còn giúp tác giả dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm cũng như khát khao được góp sức mình cho đất nước. Biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn văn d ở điệp từ “vì ông” tăng sức gợi cho từng câu nói của nhân vật. Nhấn mạnh vào tội ác của nhân vật được nhắc đến Câu 3 trang 25 SGK Văn 11/1 Cánh diều Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. (Nguyễn Đình Thi) Trích đoạn thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã sử dụng dày đặc biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Trời xanh đây là của chúng ta - Núi rừng đây là của chúng ta, điệp ngữ “của chúng ta” và điệp từ “đây”, “là”, “của”, “chúng ta”. Bằng những phép điệp này khiến cho người đọc có thể nhìn thấy được rõ nét hình ảnh thiên nhiên Việt Nam hùng vĩ tráng lệ và đặc biệt nhấn mạnh tất cả những hình ảnh này là của đất nước con người Việt Nam. Đây cũng là cách tác giả gián tiếp thể hiện sự tự hào khi con người Việt Nam đã hào hùng chiến đấu cả nghìn năm, để bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Cũng là sự kiêu hãnh làm chủ thiên nhiên từ bầu trời thu đến núi rừng, đến những cánh đồng bạt ngàn đến những con sông đỏ màu phù sa. Những biện pháp điệp liên tục tạo nhịp thơ dồn dập tạo cảm giác choáng ngợp cho người đọc cũng như sự hào hùng, tự tin trong từng câu nói, từng lời khẳng định chủ quyền. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bien-phap-lap-cau-truc-sach-canh-dieu-2194.html